Trang tuyển sinh
 Search

Chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và trong nước

TS. Vũ Anh Dũng phát biểu khai mạc hội thảo
Chiều 26/8/2014, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và trong nước”.

TS. Vũ Anh Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế đã chủ trì Hội thảo với sự tham dự của các thành viên nhóm xây dựng chương trình đào tạo; các chuyên gia, nhà khoa học thuộc các cơ quan như: Viện Biển Đông (Học viện Ngoại giao - Bộ Ngoại giao), Viện Biển hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Trường Đại học Ngoại thương…
Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn trên thế giới và trong nước về các chương trình đào tạo về kinh tế biển, làm rõ khái niệm và nội hàm về Kinh tế biển và Chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế biển thông qua góp ý của các chuyên gia về các nghiên cứu/khảo sát mà nhóm xây dựng chương trình đã thực hiện.
TS. Vũ Anh Dũng nhấn mạnh tính cấp thiết của việc xây dựng chương trình đào tạo về Kinh tế biển trong tình hình hiện nay. Đây sẽ là chương trình đào tạo liên ngành, mới ở nước ta và xuất phát từ nhu cầu xã hội, phục vụ việc quản lý và khai thác các nguồn lợi từ biển cũng như trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng. Chương trình cũng sẽ được đối sánh với các chương trình đào tạo hiện đại tiên tiến trên thế giới.


Các giảng viên Trường ĐHKT trình bày tham luận tại hội thảo


Tại đây, các đại biểu đã nghe 3 tham luận về những nội dung liên quan đến xây dựng Chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế biển. Tham luận đầu tiên “Thực tiễn chương trình đào tạo có liên quan đến Kinh tế biển trên thế giới” của nhóm các giảng viên Trường ĐHKT trình bày về định hướng phát triển Kinh tế biển của Việt Nam; các khái niệm về Kinh tế biển theo quan niệm quốc tế; cùng thông tin tổng quan về một số chương trình đào tạo thạc sĩ liên quan đến Kinh tế biển trên thế giới (mà nhóm nghiên cứu tạm chia làm 3 nhóm chính: Chương trình đào tạo Kinh tế tài nguyên biển, Chương trình đào tạo Chính sách biển và Chương trình đào tạo về Kinh tế hàng hải/vận tải biển).

Tham luận thứ hai “Chương trình thạc sĩ về Kinh tế biển, Logistics và Tài chính: Thực tiễn triển khai tại Việt Nam” của PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương (Trường Đại học Ngoại thương) bàn về tính cấp thiết, nội hàm Chương trình thạc sĩ Kinh tế biển và các chương trình thạc sĩ về lĩnh vực liên quan ở Việt Nam. Tham luận cũng nêu ra một số đề xuất cho nhóm xây dựng chương trình của Trường Đại học Kinh tế. “Tình hình đào tạo thạc sĩ Logistics tại Việt Nam” là tham luận thứ ba do PGS.TS Hà Văn Hội trình bày.


Hội thảo nhận được nhiều ý kiển trao đổi, gợi ý từ các chuyên gia


Các chuyên gia và đại biểu đã thảo luận sôi nổi về những nội dung đã được trình bày. Góp ý cho việc nghiên cứu mô hình chương trình đào tạo thạc sĩ liên quan đến Kinh tế biển trên thế giới, một số ý kiến cho rằng nên chọn những chương trình của các nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam hơn như của Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan. Ngoài ra, các đại biểu cũng trao đổi sâu về khung chương trình đào tạo cho Chương trình thạc sĩ Kinh tế biển.
Việc xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ liên ngành về Kinh tế biển theo kế hoạch sẽ được hoàn tất trong năm 2014 để bắt đầu tuyển sinh vào năm 2015.


Đỗ Đỗ

FullName Email
Address Security code ZHTLQG
Content