Trang tuyển sinh
 Search

Tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Quản lý công MPPM-VNU khóa I

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Quản lý công MPPM-VNU Khóa I.

Giới thiệu chung

Chương trình Thạc sĩ Quản lý công tạo điều kiện cho học viên được theo học một chương trình đào tạo

bằng tiếng Việt theo tiêu chuẩn Châu Âu tại Việt Nam với chi phí hợp lý.

- Chương trình được cấp phép đào tạo theo quyết định số 796/QĐ-ĐHQGHN ngày 10/3/2017 của ĐHQGHN.

Thời gian đào tạo: 02 năm (đã bao gồm thời gian làm luận văn)

Chương trình đào tạo: 68 tín chỉ, bao gồm luận văn 15 tín chỉ

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt. Các học phần do ĐH Uppsala giảng dạy bằng tiếng Anh có đồng giảng viên Việt Nam tham gia giảng dạy.

Bằng cấp: Bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Công do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.

Địa điểm đào tạo: Khu giảng đường quốc tế - Tầng 5 nhà E4 - Trường ĐH Kinh tế (ĐHQGHN) tại 144 Xuân Thủy - Cầu Giấy

Đối tượng tuyển sinh: Là công dân Việt Nam đáp ứng các điều kiện dưới đây

Về văn bằng:

- Người tốt nghiệp đại học của Việt Nam hoặc nước ngoài (đào tạo toàn thời gian tối thiểu 3 năm, tích lũy đủ 180 tín chỉ Châu Âu hoặc tương đương) ngành Kinh tế và Khoa học quản lý hoặc ngành/chuyên ngành Quản lý công trong thời gian không quá 15 năm sau khi tốt nghiệp được đăng ký dự thi sau khi học bổ sung kiến thức của ngành còn lại trong nhóm liên ngành yêu cầu;

- Người tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với chuyên ngành dự thi nhưng quá thời gian 15 năm; ngành gần, ngành khác với chuyên ngành dự thi được đăng ký dự thi sau khi đã học bổ sung kiến thức theo yêu cầu;

- Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.

Về kinh nghiệm:

- Người tốt nghiệp ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

- Người tốt nghiệp đại học ngành khác phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý công hoặc liên quan tính từ ngày công nhận tốt nghiệp đến ngày dự thi.

Chỉ tiêu tuyển sinh: 30 học viên

Quy trình tuyển sinh: Xét hồ sơ và thi tuyển theo trình tự sau:

1. Thí sinh nộp hồ sơ từ 10/07/2017 đến 30/08/2017

2. Thí sinh nhận thông báo về số lượng và tên các môn học bổ sung kiến thức cần học trong vòng 5 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ.

3. Thí sinh học các môn bổ sung kiến thức cơ sở và nhận chứng chỉ hoàn thành các môn bổ sung kiến thức cơ sở trong tháng 8 và tháng 9/2017.

4. Thí sinh nhận thông báo đủ điều kiện tham gia kỳ kiểm tra đầu vào trước 30/9/2017.

5. Thí sinh tham dự kỳ kiểm tra:

- Phần thi viết (gồm 01 bài luận tình huống quản lý công và 01 bài thi tiếng Anh trình độ B1): sáng 30/9/2017

- Phỏng vấn: chiều 30/9/2017

Ghi chú: Thí sinh được miễn thi môn Tiếng Anh nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài (học bằng tiếng Anh), được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được Ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ tiếng Anh;

- Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh tương đương B2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu hoặc bậc 4 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được cấp bởi cơ sở đào tạo được ĐHQGHN công nhận.

6. Thí sinh nhận kết quả kiểm tra - phỏng vấn/ thông báo trúng tuyển: trước 25/10/2017

7. Thí sinh nhập học (dự kiến từ 13 đến 24/11/2017)

Kinh phí tuyển sinh và đào tạo

- Lệ phí tuyển sinh: 1.136.250 VND (tương đương 50 USD)

- Học phí khóa học chuẩn: 170.437.500 VND (tương đương 7.500 USD)

- Lệ phí tốt nghiệp: 4.545.000 VND (tương đương 200 USD)

Ghi chú: Kinh phí đào tạo và các loại phí thu bằng đồng Việt Nam. Mức thu sẽ thay đổi theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm thu

Thời gian bắt đầu khóa học: Dự kiến 24/11/2017

Ứng viên mua và nộp hồ sơ tại địa chỉ: Phòng 106 nhà E4 - 144 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội (Hotline 0919 004 766 | 0243 754 7506, máy lẻ 579).

 

Danh mục ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần, ngành khác và yêu cầu học bổ sung kiến thức:

TT

Nhóm đối tượng dự thi

Tên ngành

Các học phần bổ sung

Ghi chú

1

Ngành đúng, ngành phù hợp

1. Kinh tế

2. Khoa học Quản lý

1. Với ngành Kinh tế:

- Hành chính học đại cương

- Khoa học chính sách

2. Với ngành Khoa học Quản lý:

- Kinh tế học đại cương

- Quản lý nhà nước về kinh tế

- Công nhận cử nhân ngành/chuyên ngành Quản lý công của các trường đại học trong và ngoài nước là ngành phù hợp.

- Tốt nghiệp ngành đúng, ngành phù hợp quá 15 năm phải học bổ sung kiến thức như ngành gần.

- Được miễn nếu bảng điểm đại học có (các) học phần này hoặc tương đương với số tín chỉ bằng hoặc lớn hơn và tốt nghiệp không quá 15 năm.

2

Ngành gần

1. Kinh tế quốc tế

2. Quản trị Nhân lực

3. Hệ thống Thông tin quản lý

4. Quản trị văn phòngã số

5. Quản lý Nhà nước

1. Kinh tế học đại cương

2. Hành chính học đại cương
3. Khoa học chính sách

4. Quản lý Nhà nước về kinh tế

Được miễn nếu bảng điểm đại học có (các) học phần này hoặc tương đương với số tín chỉ bằng hoặc lớn hơn và tốt nghiệp không quá 15 năm.

3

Ngành khác

Các ngành không thuộc nhóm ngành "Quản trị - Quản lý" trừ trường hợp đã quy định ở Mục 1 và 2 (kèm theo ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý công hoặc liên quan).

1. Kinh tế học đại cương

2. Quản lý học đại cương

3. Khoa học chính sách

4. Nhà nước và Pháp luật

5. Hành chính học đại cương
6. Quản lý nhà nước về kinh tế

Được miễn nếu bảng điểm đại học có (các) học phần này hoặc tương đương với số tín chỉ bằng hoặc lớn hơn và tốt nghiệp không quá 15 năm.

 

Trường ĐHKT - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code KMEYGX
Content

Other News
<123>