Trang Đảm bảo chất lượng
 Search

Phiên họp giao ban các Trung tâm/Bộ phận đảm bảo chất lượng trong ĐHQGHN

Được sự ủy nhiệm của Hội đồng Kiểm định chất lượng - Đại học Quốc gia Hà Nội (KĐCL-ĐHQGHN), ngày 13/4/2010 Trường Đại học Kinh tế đã tổ chức phiên họp thứ hai Giao ban các Trung tâm/Bộ phận đảm bảo chất lượng trong Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hội nghị giao ban do PGS.TS. Nguyễn Phương Nga - Phó Chủ tịch Hội đồng KĐCL - ĐHQGHN, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo và Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (TTĐBCLĐT&NCPTGD) và PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế đồng chủ trì.
Tham dự phiên họp có GS.TS. Mai Trọng Nhuận – Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng KĐCL-ĐHQGHN; Đại diện Lãnh đạo các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc ĐHQGHN; Giám đốc/ Trưởng Trung tâm/ Bộ phận Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) và chuyên viên chuyên trách công tác ĐBCL các đơn vị.

GS.TS. Mai Trọng Nhuận phát biểu khai mạc hội thảo

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS. Mai Trọng Nhuận  nhấn mạnh tầm quan trọng và trách nhiệm của các đơn vị ĐBCL trong công tác đảm bảo chất lượng và tư vấn kịp thời cho lãnh đạo về các hoạt động công tác đảm bảo chất lượng.
TS. Tô  Thị Thu Hương – Trưởng phòng Kiểm định, Trung tâm ĐBCLĐT&NCPTGD báo cáo về kết quả triển khai KĐCL tại các đơn vị trong ĐHQGHN năm học 2009-2010. TS. Hương cũng trình bày đề xuất của các đơn vị ĐBCL trong ĐHQGHN đối với Hội đồng KĐCL-ĐHQGHN như tổ chức thêm các đợt tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách ĐBCL của các Trường/ đơn vị thành viên; Tạo điều kiện cho các cán bộ tham dự các đợt đánh giá ngoài của các trường thành viên với tư cách là quan sát viên; Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm Tự đánh giá (TĐG) và Đánh giá ngoài (ĐGN) giữa các trường/ đơn vị thành viên ĐHQGHN định kỳ 6 tháng 1 lần…

Tiếp lời TS. Tô Thị Thu Hương, PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ - Hiệu trưởng ĐHKT-ĐHQGHN cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến việc đào tạo đội ngũ chuyên trách công tác ĐBCL.
PGS.TS Phùng Xuân Nhạ góp ý với các đơn vị thành viên nên tìm nguồn hỗ trợ từ: (1) ĐHQGHN với đầu mối thông tin là TTĐBCLĐT&NCPTGD; (2) Trường/ Đơn vị hỗ trợ đào tạo cán bộ cốt cán của Trung tâm/ Bộ phận ĐBCL và trao quyền cho họ giám sát, tư vấn trực tiếp cho Nhà trường; (3) Trung tâm/ Bộ phận ĐBCL chủ động tìm kiếm nguồn tài trợ.
PGS.TS. Nguyễn Phương Nga giới thiệu thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công khai trên website và yêu cầu các đơn vị ĐBCL rà soát lại. Theo Thông tư 07/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010, “Quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử & trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học” bao gồm:
1. Cung cấp hộp thư điển tử miễn phí cho các đơn vị, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh;
2. Nội dung Webiste gồm thông tin chung (tổ chức, hành chính), trang thông tin về đào tạo, tuyển sinh, đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, nghiên cứu khoa học & chuyển giao công nghệ, sản xuất, tư vấn, thư viện, học liệu điện tử, tài chính, dự án, niên giám thống kê giáo dục (5 năm), hợp tác quốc tế, cơ sở vật chất, kiểm định chất lượng…
Trong phần trình bày của PGS.TS. Nguyễn Phương Nga về xếp hàng đại học, kết quả xếp hạng vào tháng 1 năm 2010 của 4ICU dựa trên các tiêu chí: (1) Xếp hạng về mức độ website được nước ngoài biết đến (không xếp hạng về chất lượng giáo dục và về học thuật); (2) Xếp hạng các trường đào tạo từ bậc cử nhân (4 năm) trở lên, đã KĐCL/ được chính phủ nước sở tại công nhận, giảng dạy trực diện (face to face), có website chính thức; (3) Xếp hạng dựa trên thuật toán với ba công cụ tìm kiếm: Google Page Rank, Yahoo Inbound Links & Alexa Traffic Rank; (4) Thông tin được cập nhật hàng tháng, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp thứ 569 trên thế giới và là trường đứng đầu trong cả nước. Hàng năm 4ICU tiến hành đánh giá vào tháng Giêng và tháng Bảy.
TS. Tô  Thị Thu Hương - Trưởng phòng KĐCL, Trung tâm ĐBCLĐT&NCPTGD giới thiệu về KĐCL chương trình đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA). TS. Hương cho rằng kiểm định chương trình đào tạo phải tuân theo sáu bước và bước thứ sáu là bước mấu chốt được các chuyên gia rất quan tâm:
Bước 1: Lãnh đạo đơn vị gửi văn bản đăng ký KĐCL chương trình lên Hội đồng KĐCL thông qua thường trực Hội đồng là TTĐBCLĐT&NCPTGD;
Bước 2: TTĐBCLĐT&NCPTGD đăng ký với Ban thư ký AUN-QA để thống nhất lịch ĐGN;
Bước 3: Đơn vị đăng ký tiến hành tự đánh giá chương trình, viết BC TĐG và gửi cho Ban thư ký AUN-QA 2 tháng trước khi đánh giá ngoài;
Bước 4: Các chuyên gia của AUN tiến hành đánh giá ngoài tại đơn vị đăng ký;
Bước 5: Công bố kết quả đánh giá ngoài của AUN;
Bước 6: Cải tiến chất lượng
TS. Vũ  Anh Dũng, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế quốc tế, Trường ĐHKT trình bày về số điểm đạt được của chương trình Kinh tế đối ngoại chất lượng cao (KTĐN-CLC) theo chuẩn AUN-QA và nêu đề xuất với lãnh đạo những nội dung cần nhanh chóng triển khai và những giải pháp cần phải được áp dụng nhằm khắc phục những tiêu chuẩn còn ở mức thấp.
PGS.TS. Hà  Quang Thụy – Trường Đại học Công nghệ  (ĐHCN) chia sẻ kinh nghiệm tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh giá theo chuẩn AUN-QA. Những thông tin chia sẻ kinh nghiệm của Trường ĐHCN đặc biệt rất hữu ích cho các đơn vị đang chuẩn bị kiểm định theo chuẩn AUN-QA như ĐHKT.
Hội nghị  giao ban đã dành thời gian thảo luận các vấn đề về kiểm định theo chuẩn AUN-QA và để các đơn vị ĐBCL đưa ra các đề xuất với Hội đồng KĐCL-ĐHQGHN nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác đảm bảo chất lượng tại các đơn vị thành viên.
Hội nghị  cùng thống nhất về các nội dung:
1. Theo chủ trương chung của ĐHQGHN và yêu cầu bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tất cả các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN phải thành lập Đơn vị chuyên trách ĐBCL (có Quyết định thành lập, có văn bản quy định chức năng nhiệm vụ) nhằm triển khai công tác đảm bảo chất lượng tại đơn vị.
2. Trên Website của đơn vị phải có mục “Đảm bảo chất lượng” cung cấp các nội dung như:
    * Hệ thống đảm bảo chất lượng của ĐHQGHN
    * Hệ thống đảm bảo chất lượng của đơn vị: Cơ cấu tổ chức; Kế hoạch đảm bảo chất lượng trung hạn và dài hạn của đơn vị (5 năm – 10 năm); Cơ sở dữ liệu về đào tạo; Tình hình tốt nghiệp của người học; Ý kiến của sinh viên, nhà tuyển dụng.
3. Trường Đại học Kinh tế tập trung nguồn lực để thực hiện Tự đánh giá Chương trình KTĐN-CLC theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của AUN. Theo kế hoạch đăng ký với AUN Chương trình này sẽ được Đánh giá ngoài vào tuần 1, 2 tháng 12/2010. Trường Đại học Kinh tế cử một cán bộ làm đầu mối liên hệ với AUN. Các đơn vị thành viên có liên quan (Trung tâm Thông tin Thư viện, Ký túc xá, Trung tâm Giáo dục thể chất,...) phối hợp, hỗ trợ Trường Đại học Kinh tế triển khai kiểm định chương trình này để đạt kết quả cao.
4. Lãnh đạo các đơn vị cần quán triệt tới cán bộ, giảng viên trong đơn vị khi gửi đăng các bài báo khoa học ở trong và ngoài nước cần có tên Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) và tên đơn vị mình.
5. Phiên họp giao ban lần 3 các Trung tâm/ Bộ phận đảm bảo chất lượng ĐHQGHN sẽ do Trường Đại học Ngoại ngữ đảm nhận tổ chức vào tháng 10/2010.

Trung tâm ĐBCLGD

FullName Email
Address Security code VNZPLX
Content