Trang Đảm bảo chất lượng
 Search

Định hướng điều chỉnh khung chương trình đào tạo theo tiếp cận kiểm định chất lượng ACBSP và xây dựng chuẩn đầu ra

Ngày 19/10/2021, Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục là đầu mối tổ chức buổi tập huấn: “Định hướng điều chỉnh khung chương trình đào tạo theo tiếp cận kiểm định chất lượng ACBSP và xây dựng chuẩn đầu ra” cho 02 Khoa Tài chính Ngân hàng và Kế toán.


Tham dự buổi tập huấn có khách mời chuyên gia trong lĩnh vực kiểm định chất lượng là Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung, giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế. Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung - một chuyên gia có nhiều năm học tập, nghiên cứu và làm việc tại Hoa Kỳ, có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kiểm định chất lượng theo chuẩn ACBSP.

Về phía Trường Đại học Kinh tế có PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, phụ trách mảng đảm bảo chất lượng; TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trưởng Khoa Kế toán - Kiểm toán; PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu - Phó Trưởng Khoa Tài chính -  Ngân hàng; ThS. Đào Thị Thanh Huyền - Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục; ThS. Ngô Thị Thu Hà - Phó trưởng Phòng Đào tạo cùng các Thầy/Cô trong Tổ triển khai, Tổ chuyên môn và những cán bộ trực tiếp thực hiện công tác kiểm định chất lượng theo chuẩn ACBSP của Nhà trường tham dự.

Hình ảnh các thầy/cô tham dự buổi tập huấn

Đại diện Nhà trường, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân đã yêu cầu chuyên gia Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung làm rõ những yêu cầu của bộ công cụ kiểm định chất lượng, chỉ ra những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và hướng dẫn các Thầy/Cô thực hành điều chỉnh khung CTĐT, chuẩn đầu ra theo chuẩn ACBSP.

Tại buổi tập huấn Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung đã cung cấp cho các Thầy/Cô tham dự các thông tin liên quan đến bộ công cụ kiểm định ACBSP, các yêu cầu căn bản của bộ công cụ trong đó đặc biệt nhấn mạnh và tập trung hai tiêu chuẩn là Tiêu chuẩn 4 (Chuẩn đầu ra) và Tiêu chuẩn 6 (Chương trình đào tạo). Đây được coi là hai tiêu chuẩn quan trọng nhất của bộ công cụ kiểm định chất lượng theo chuẩn ACBSP.

Chuyên gia Nhung cho rằng: Lợi thế của Trường ĐHKT là đã thực hiện nhận diện, đánh giá khung chương trình đào tạo (giai đoạn 1) bám sát chuẩn ACBSP. Do đó, ở buổi tập huấn này các Thầy/Cô cũng có nhiều thuận lợi và cơ hội để tham vấn thêm các thông tin từ phía chuyên gia nhằm hoàn thiện khung chương trình đạo tạo của đơn vị.

Trên cơ sở hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nhung, các Thầy/Cô tham dự tập huấn được chia ra thành các nhóm thực hành xây dựng chuẩn đầu ra và ma trận các học phần. Đây là hoạt động chiếm nhiều thời lượng của buổi tập huấn và được các Thầy/Cô tham dự thảo luận sôi nổi, thực hành nghiêm túc và trách nhiệm. Theo chuyên gia Nhung việc xây dựng khung chương trình đào tạo gắn với chuẩn đầu ra tại các Khoa/Viện của Trường ĐHKT trước đây chủ yếu do các Khoa/Viện thực hiện, thiếu sự gắn kết từ các đơn vị khác, thiếu tính khoa học, khách quan và gặp phải khó khăn trong quá trình đánh giá sinh viên. Tại buổi tập huấn, sau khi nghe chuyên gia hướng dẫn các Thầy/Cô đã nhận biết được các yêu cầu cơ bản khi xây dựng chuẩn đầu ra các học phần của chương trình đạo tạo nhằm đảm bảo tính logic, khoa học, khách quan và hiệu quả.

Kết thúc buổi tập huấn các Thầy/Cô trong Trường đã có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng trong quá trình điều chỉnh khung chương trình đào tạo và xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu của bộ công cụ ACBSP.


Trung tâm ĐBCLGD

FullName Email
Address Security code VWMMJD
Content