Thông tin cho sinh viên
 Search

TOẠ ĐÀM "CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO"


Ngày 27/04/2021, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức buổi toạ đàm “Các phương pháp đánh giá tác động của Hiệp định thương mại do”. Đây là sự kiện nhằm mục tiêu tạo diễn đàn cho các giảng viên trao đổi kinh nghiệm chuyên môn và phát triển ý tưởng nghiên cứu để từ đó tăng xuất bản trong nước và quốc tế. 
Tham dự toạ đàm có PGS.TS. Hà Văn Hội – Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, TS. Vũ Thanh Hương – Phó chủ nhiệm khoa, cùng hơn 40 giảng viên và sinh viên trong khoa và trong Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
PGS.TS. Hà Văn Hội phát biểu khai mạc Tạo đàm
Trong những năm qua, Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do đa tầng nấc.
Thuật ngữ “Hiệp định thương mại do” là một hiệp ước thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia. Theo đó các nước tham gia sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tiến tới thành lập một khu vực mậu dịch tự do.
 
Tại buổi toạ đàm, quý thầy cô và các em sinh viên được nghe 02 bài tham luận gồm: “Tổng quan về các phương pháp đánh giá tác động HIệp định thương mại tự do” của TS. Vũ Thanh Hương; và “Đánh giá tác động của RCEP: áp dụng mô hình cân bằng khả toán” của TS. Nguyễn Tiến Dũng. Thông qua chia sẻ của hai diễn giả, các phương pháp cũng như mô hình để đánh giá tác động hiệp định thương mại tự do được tiết lộ, mang đến cơ hội nghiên cứu sâu hơn cho các nhà kinh tế và hoạch định chiến lược.
 
TS. Vũ Thanh Hương trình bày bài tham luận 
 
Giảng viên và sinh viên khoa KT&KDQT chụp ảnh lưu niệm 
Buổi toạ đàm không chỉ là nơi để các giảng viên thảo luận, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn mà còn tạo ra nền tảng để các đơn vị trong Trường Đại học Kinh tế gặp gỡ và trao đổi về cơ hội hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo, xuất bản trong nước và quốc tế. Hoạt động này sẽ góp phần quan trọng vào mục tiêu quốc tế hoá giáo dục của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.


FullName Email
Address Security code IVSBDX
Content