Trang Đào tạo đại học
 Search

Những văn bản liên quan đến hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (cập nhật tháng 11/2021)

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN trân trọng thông báo những văn bản liên quan đến hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (cập nhật tháng 11/2021)

1. Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 do Quốc hội ban hành về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022
a) Hiệu lực thi hành: Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 13/11/2021.
b) Nội dung cơ bản:
   Ngày 13/11/2021, Quốc hội thông qua Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.
   Theo đó, lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
   Cụ thể tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 23/2021/QH15 quy định: “Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2022”.
   Như vậy, thay vì thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2022, Quốc hội đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức, viên chức.
   Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện quy định về tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để tích lũy nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm phù hợp.
   Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán dành để cải cách chính sách tiền lương...
>>> Xem chi tiết văn bản tại đây. 
2. Hướng dẫn 41/HD-TLĐ ngày 11 tháng 11 năm 2021 về Công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
a) Hiệu lực thi hành: Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày 11/11/2021 và thay thế Hướng dẫn 1360/HD-TLĐ ngày 28/8/2019.
b) Nội dung cơ bản:
   Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có Hướng dẫn 41/HD-TLĐ về việc tham gia đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
   Trong quá trình tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, công đoàn đề xuất với người sử dụng lao động bổ sung thêm vào Quy chế những nội dung sau:
- Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai: Công khai thêm các quy định mới của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi của người lao động; kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán liên quan đến quyền lợi của người lao động (trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước)...
- Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến: Nội dung đối thoại định kỳ; cách thức tiến hành và kết quả thương lượng tập thể; nội dung, hình thức công khai…
- Nội dung, hình thức người lao động được quyết định: Quyền tham gia các câu lạc bộ, chương trình tình nguyện; mức đóng các loại quỹ xã hội, quỹ từ thiện tại doanh nghiệp; tham quan, nghỉ mát hàng năm; quyền được học tập, nâng cao trình độ, tay nghề;... phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp.
- Nội dung, hình thức người lao động được kiểm tra, giám sát: Các chính sách hỗ trợ người lao động của Nhà nước thông qua người sử dụng lao động, trợ cấp thôi việc, mất việc làm; thực hiện kết quả đối thoại, thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;…
>>> Xem chi tiết văn bản tại đây.
3. Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020.
b) Đối tượng áp dụng:
  • Người nộp thuế;
  • Công chức thuế, cơ quan thuế các cấp;
  • Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế, hóa đơn.
c) Nội dung cơ bản:
   Ngày 16/11/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn, hải quan,..
   Theo đó, không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong các trường hợp sau đây:
- Thuộc các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định tại Điều 9 Nghị định 125/2020;
- Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
- Đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định 125/2020 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Cá nhân vi phạm đã chết, mất tích; tổ chức vi phạm đã bị giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 41 Nghị định 125/2020;
Căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 125/2020;
- Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự...
>>> Xem chi tiết văn bản tại đây.
4. Quyết định số 35/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2021 của thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2021.
b) Nội dung cơ bản:
   Ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 35/2021/QĐ-TTg về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật.
   Theo đó, bãi bỏ toàn bộ 27 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng, đơn cử như:
- Quyết định 118-TTg ngày 26/3/1993 về việc mua tin kinh tế chuyên ngành của các hãng tin nước ngoài.
- Quyết định 595/TTg ngày 15/12/1993 về chế độ đối với quân nhân, công an nhân dân khi xuất ngũ.
- Quyết định 113/2004/QĐ-TTg ngày 23/6/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 595/TTg ngày 15/12/1993 về chế độ đối với quân nhân, công an nhân dân khi xuất ngũ.
- Quyết định 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại.
>>> Xem chi tiết văn bản tại đây.
5. Thông tư số 95/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025
a) Hiệu lực thi hành: Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 và thay thế Thông tư 166/2015/TT-BTC ngày 05/11/2015.
b) Đối tượng áp dụng: Cơ quan, tổ chức triển khai Đề án theo quy định tại Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Nội dung cơ bản:
   Ngày 11/11/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 95/2021/TT-BTC quy định về việc lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”.
   Theo đó, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng an toàn thông tin đối với viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:
- Đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính;
- Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính;
- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, kinh phí do đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn tài chính của đơn vị; từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
   Khuyến khích việc huy động từ các nguồn đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn tài trợ hợp pháp khác để triển khai Đề án này...
>>> Xem chi tiết văn bản tại đây.
   

Phòng Thanh tra & Pháp chế

FullName Email
Address Security code XOLTWK
Content