Trang Nghiên cứu
 Search
Chuyên san Kinh tế (tr.NCKH)

Tọa đàm Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý III năm 2019

Ngày 10/10/2019 tại khách sạn Sheraton Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức Tọa đàm "Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý III năm 2019".

Chuỗi Báo cáo Kinh tế vĩ mô hàng quý được VEPR thực hiện dưới sự hỗ trợ của Viện Konrad-Adenauer (KAS).
Kể từ năm 2016, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã bắt đầu công bố rộng rãi, định kỳ Báo cáo Kinh tế Vĩ mô hàng Quý nhằm cập nhật và thảo luận kịp thời những vấn đề đang đặt ra cho kinh tế Việt Nam. Các buổi tọa đàm này được đóng góp ý kiến, chia sẻ từ rất nhiều chuyên gia và thu hút sự quan tâm của báo chí.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN; TS. Lê Đăng Doanh - Chuyên gia Kinh tế cao cấp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM); TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Tài chính Ngân hàng cao cấp, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV; PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và đại diện các cơ quan báo chí.

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách phát biểu khai mạc sự kiện

 

Mở đầu toạ đàm, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành đã có bài phát biểu chào đón các khách mời tham dự tọa đàm. Ông đánh giá cao những nỗ lực mà đội ngũ VEPR đã dành để xây dựng các số báo cáo Kinh tế Quý trong thời gian qua, cũng như bày tỏ hy vọng tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục khởi sắc trong các quý tiếp theo của năm 2019.

PGS.TS. Phạm Thế Anh trình bày nội dung báo cáo

Tiếp theo, PGS.TS. Phạm Thế Anh trình bày nội dung báo cáo. Báo cáo của VEPR chỉ rõ, kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong quý III/2019 ở mức 7,31%. FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính và tăng trưởng thông qua xuất khẩu. Trong khi đó, tăng trưởng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm do nhiều yếu tố bất lợi xuất hiện.

Động lực chính của tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm là ngành công nghiệp - xây dựng tăng 9,56%, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu tăng 11,37%, đóng góp 2,42 điểm phần trăm vào kinh tế chung; ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,68%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm.

PGS.TS Phạm Thế Anh - Chuyên gia kinh tế trưởng VEPR cho biết, lý do khiến tăng trưởng 9 tháng bằng so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng công nghiệp cao hơn, bù đắp sụt giảm của ngành nông nghiệp. Trong đó, ngành khai khoáng tăng vọt, cụ thể là than đá. Ông Thế Anh nhận định "Con số tăng trưởng bằng nhau nhưng chất lượng tăng trưởng kém hơn, đồng thời triển vọng tăng trưởng xấu đi".

Liên quan đến triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới, PGS TS Nguyễn Quốc Khắc Bảo - Trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP HCM cho biết, thị trường trái phiếu phát triển sẽ là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế và giải "lời nguyền" trước đây rằng hệ thống ngân hàng "bắt nền kinh tế làm con tin". Do tăng trưởng phụ thuộc vào khai thác tài nguyên. Hiện, Việt Nam phải gánh chịu hậu quả từ ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí thời gian gần đây. Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng xấu đi là do chỉ số tồn kho trung bình tăng cao theo đà từ năm 2018, lên tới 17,2%. Tiềm ẩn rủi ro về đình trệ sản xuất tạm thời và doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.

"Trước đây có tăng trưởng tín dụng thì có tăng trưởng, siết tăng trưởng tín dụng là hy sinh tăng trưởng. Điều này khiến hoạt động quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, tỷ giá phải chịu sức ép rất lớn", ông Bảo nói.

Báo cáo của VEPR cũng cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu quý III đạt 71,76 tỷ USD, tăng 10,86%. Tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 188,42 tỷ USD, tăng 8,9%. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, đạt 55,5 tỷ USD, tăng 17,3%.

Trong khi kinh tế duy trì đà tăng trưởng cao, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. CPI bình quân 9 tháng tăng 2,5%, là mức tăng thấp nhất cùng giai đoạn trong 3 năm gần đây. Trước đó, năm 2017 và 2018, CPI bình quân 9 tháng tăng 3,79% và 3,57%.

VEPR nhận định, với mức tăng trưởng quý III đạt 7.31% thì mục tiêu tăng trưởng 6,6-6,8% của năm nay do Quốc hội đề ra là khả thi.

Phiên thảo luận của tọa đàm

Sau khi PGS.TS Phạm Thế Anh trình bày nội dung báo cáo, tọa đàm bước sang phiên thảo luận do PGS.TS. Nguyễn Đức Thành chủ trì và điều hành.

PGS.TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR, nhận định “năng lực của hệ thống ngân hàng, cơ sở hạ tầng, quản trị doanh nghiệp trong nước,... sẽ thể hiện chúng ta có nhiều thùng để đựng dòng nước này hay không”. Bên cạnh đó, ông cũng đánh giá cao việc xếp hạng cạnh tranh của Việt Nam tăng 10 bậc (từ vị trí 77 lên 67) với đa số các khía cạnh đều được cải thiện.

Ngoài ra, bức tranh kinh tế vĩ mô năm nay còn chứng kiến điểm khá đặc biệt so với những năm trước, đó là “lĩnh vực khai khoáng tăng trưởng mạnh, đóng góp tương đối lớn vào tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, tăng trưởng thật trong các ngành xây dựng, chế biến, chế tạo không có”- ông Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng VEPR lưu ý và cho rằng, bất đầu có những dấu hiệu không thể chủ quan, năm sau có thể giảm xuống, bởi trong ngành sản xuất chế biến, chế tạo giảm so với năm trước.

Tuy nhiên, theo Viện trưởng VEPR, trong năm nay, vẫn dự báo tăng trưởng tương đối lạc quan. Theo đó, tăng trưởng kinh tế quý 4 sẽ đạt 7,26% (trước đó quý 1 là 6,79%; quý 2 là 6,71% và quý 3 là 7,31%). Như vậy, cả năm 2019 dự báo tăng trưởng kinh tế đạt 7,05%. Về lạm phát, dự báo sẽ đạt 2,45% trong quý 4/2019 (trong quý 1 là 2,63%; quý 2 là 2,65% và quý 3 là 2,23%).

TS. Lê Đăng Doanh trong phiên thảo luận

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho hay, mặc dù vẫn còn không ít khó khăn do ảnh hưởng và chịu tác động của chính trường thế giới, sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu nhưng kinh tế Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng 6,8% trong năm 2019, nếu như tiếp tục cải cách mạnh mẽ thì con số này có thể tăng lên mức 7% trong thời gian tới.

“Kinh tế Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh nhờ việc ký kết một số Hiệp định thương mại tự do. Đó là những hiệp định mở cửa cho hàng hóa của Việt Nam vào các thị trường lớn mà không phải đóng thuế. Do đó, chúng ta có cơ hội để phát huy lợi thế vốn có, tăng năng lực cạnh tranh để có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn. Nếu khu vực kinh tế tư nhân phát triển, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp đầu tư hợp tác nước ngoài thì kinh tế đất nước tiếp tục được phát triển bền vững hơn nữa trong tương lai”, TS. Lê Đăng Doanh khẳng định.

PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo trong phiên thảo luận

PGS TS Nguyễn Quốc Khắc Bảo – Trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP HCM cho biết, thị trường trái phiếu phát triển sẽ là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế và giải "lời nguyền" trước đây rằng hệ thống ngân hàng "bắt nền kinh tế làm con tin".

"Trước đây có tăng trưởng tín dụng thì có tăng trưởng, siết tăng trưởng tín dụng là hy sinh tăng trưởng. Điều này khiến hoạt động quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, tỷ giá phải chịu sức ép rất lớn", ông Bảo nói.

PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo còn nhấn mạnh, thị trường bất động sản trong nước đang rất thiếu thông tin, thông tin không minh bạch vì chưa có bộ chỉ số đánh giá cụ thể. “Tại sao một kênh dẫn vốn quan trọng như bất động sản mà chưa có bộ chỉ số minh bạch? Hiện chúng ta đánh giá vấn đề này chủ yếu dựa vào cảm tính, không có cơ sở. Vì chưa có bộ chỉ số bài bản như các nước trên thế giới và trong khu vực nên rất khó để thị trường bất động sản trong nước phát triển” – TS. Bảo nói. Theo TS. Bảo, bộ chỉ số này không quá khó khăn để xây dựng. Tổng cục Thống kê hoàn toàn có thể làm được điều này.

TS. Cấn Văn Lực trong phiên thảo luận

TS. Cấn Văn Lực chia sẻ quan điểm của mình về tình hình tỉ giá như rằng tỉ giá thực của đồng VND so với 13 loại tiền tệ của 13 đối tác thương mại lớn với Việt Nam có diễn biến tương đối sát so với diễn biến thị trường. Việc NHNN điều chỉnh tỉ giá trung tâm trong thời gian qua góp phần làm tăng dư địa cho hoạt động mua vào ngoại tệ để dự trữ ngoại hối. Mặt khác, NHNN cũng tìm cách hút VND về để trung hòa lượng tiền đã bơm ra cho hoạt động mua vào ngoại tệ. “Trong thời gian qua, mức thay đổi tỉ giá ngày một thấp hơn dưới áp lực từ quốc tế, biên độ giảm giá VND ngày càng thấp đi là hợp lý theo tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay. Điều này xuất phát từ việc Fed đã 2 lần liên tiếp hạ lãi suất, ECB giảm lãi suất xuống âm 0,5%; Nhật giảm xuống còn 0,1%, cùng với việc áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc đi vào hiệu lực và khả năng sản xuất của Mỹ ở mức thấp nhất trong 9 năm qua khiến sức mạnh của đồng USD suy yếu”, ông Lực nói. Ông còn nhấn mạnh rằng việc Việt Nam đảm bảo VND không giảm giá mạnh là yêu cầu cấp thiết để tránh cáo buộc thao túng tiền tệ như Mỹ đã cảnh báo vào tháng 5 vừa qua.

Một số hình ảnh tại sự kiện:

PV. Phạm Duy - báo Vietimes đặt câu hỏi trong phiên thảo luận

Đại diện báo Đầu tư trong phiên thảo luận

 

>>> Tải tài liệu hội thảo TẠI ĐÂY.

>>> Ảnh sự kiện được cập nhật liên tục TẠI ĐÂY.

>>> Tải báo cáo TẠI ĐÂY

 
Media Clipping

1. VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm nay sẽ đạt 7,05%

https://vov.vn/kinh-te/vepr-du-bao-tang-truong-kinh-te-ca-nam-nay-se-dat-705-965385.vov

2. VEPR dự báo tăng trưởng quý IV/2019 sẽ ở mức 7,26%

https://congluan.vn/vepr-du-bao-tang-truong-quy-iv-2019-se-o-muc-726-post69115.html

3. Dự báo GDP 2019 sẽ vượt chỉ tiêu Quốc hội giao

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Du-bao-GDP-2019-se-vuot-chi-tieu-Quoc-hoi-giao/377071.vgp

4. VEPR: Chất lượng tăng trưởng kinh tế kém đi

https://vnexpress.net/kinh-doanh/vepr-chat-luong-tang-truong-kinh-te-kem-di-3994857.html

5. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,05% trong năm 2019

http://www.dangcongsan.vn/kinh-te/du-bao-tang-truong-kinh-te-viet-nam-dat-7-05-trong-nam-2019-538849.html

6. Kinh tế Việt Nam 2019 dự báo tăng trưởng 7,05%

http://www.vnmedia.vn/kinh-te/201910/kinh-te-viet-nam-2019-du-bao-tang-truong-705-641581/

7. Kinh tế Việt Nam 2019 dự báo tăng trưởng 7,05%

https://tuoitrethudo.com.vn/kinh-te-viet-nam-2019-du-bao-tang-truong-705-d2073801.html

8. Tăng trưởng kinh tế đến từ ngành khai khoáng chứa nhiều nguy cơ

https://thegioitiepthi.vn/tang-truong-kinh-te-den-tu-nganh-khai-khoang-chua-nhieu-nguy-co-170562.html

9. VEPR: Việt Nam đứng trước nguy cơ bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ

http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/vepr-viet-nam-dung-truoc-nguy-co-bi-my-dua-vao-danh-sach-thao-tung-tien-te-65848.htm

10.Chất lượng tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2019 có phần “kém đi“

https://viettimes.vn/chat-luong-tang-truong-kinh-te-9-thang-dau-nam-2019-co-phan-kem-di-369256.html

11. VEPR: Tăng trưởng kinh tế 2019 sẽ đạt 7,05%

https://saigondautu.com.vn/kinh-te/vepr-tang-truong-kinh-te-2019-se-dat-705-73043.html

12. VEPR: Tăng trưởng kinh tế cần "chất lượng" hơn

https://petrotimes.vn/vepr-tang-truong-kinh-te-can-chat-luong-hon-551974.html

13. VEPR: Chất lượng tăng trưởng kinh tế kém đi

https://vietstock.vn/2019/10/vepr-chat-luong-tang-truong-kinh-te-kem-di-761-708755.htm

14. VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế 7,05%

https://m.bizlive.vn/thoi-su/vepr-du-bao-tang-truong-kinh-te-705-3523466.html

15. Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý III/2019 có nhiều dấu hiệu tích cực

https://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/khcn-trung-uong/25257-kinh-te-vi-mo-viet-nam-quy-iii2019-co-nhieu-dau-hieu-tich-cuc.html

16. Kinh tế Việt Nam 2019 dự báo tăng trưởng 7,05%

https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2625342

17. Dự báo GDP 2019 sẽ vượt chỉ tiêu Quốc hội giao

http://caobangtv.vn/tin-tuc-n25479/du-bao-gdp-2019-se-vuot-chi-tieu-quoc-hoi-giao.html

18. VEPR: Tăng trưởng kinh tế cần 'chất lượng' hơn

http://netnews.vn/VEPR-Tang-truong-kinh-te-can-chat-luong-hon-kinh-doanh-6-0-2095724.html

19. VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm nay sẽ đạt 7,05%

http://dnrtv.org.vn/tin-tuc-n4950/vepr-du-bao-tang-truong-kinh-te-ca-nam-nay-se-dat-705.html

20. Kinh tế Việt Nam 2019 dự báo tăng trưởng 7,05%

https://vietgiaitri.com/kinh-te-viet-nam-2019-du-bao-tang-truong-705-20191010i4349429/

21. VEPR: Tăng trưởng kinh tế cần "chất lượng" hơn

https://petrotimes.vn/vepr-tang-truong-kinh-te-can-chat-luong-hon-551974.html

22. VEPR dự báo tăng trưởng GDP đạt 7,05% trong năm 2019

http://thoibaonganhang.vn/vepr-du-bao-tang-truong-gdp-dat-705-trong-nam-2019-93238.html

23. Dự báo GDP 2019 vượt chỉ tiêu, VEPR vẫn khuyến nghị cẩn trọng chính sách tiền tệ

http://kinhtedothi.vn/du-bao-gdp-2019-vuot-chi-tieu-vepr-van-khuyen-nghi-can-trong-chinh-sach-tien-te-354616.html

24. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế có khả năng vượt chỉ tiêu và đạt trên 7%

http://baolangson.vn/kinh-te/245625-nam-2019-tang-truong-kinh-te-co-kha-nang-vuot-chi-tieu-va-dat-tren-7.html

25. Tỷ giá ít biến động

http://daidoanket.vn/kinh-te/ty-gia-it-bien-dong-tintuc449507

26. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế có khả năng vượt chỉ tiêu và đạt trên 7%

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/nam-2019-tang-truong-kinh-te-co-kha-nang-vuot-chi-tieu-va-dat-tren-7.html

27. VEPR: Tăng trưởng kinh tế 2019 sẽ đạt 7,05%

https://thegioihoinhap.vn/kinh-doanh/vepr-tang-truong-kinh-te-2019-se-dat-705/

28. Tăng trưởng cả năm dự báo đạt mức 7,05%

http://baodansinh.vn/tang-truong-ca-nam-du-bao-dat-muc-705-2019101021550704.htm

29. Không chủ quan về tăng trưởng kinh tế

https://congthuong.vn/khong-chu-quan-ve-tang-truong-kinh-te-126434.html

30. Dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục, kinh tế tăng trưởng lạc quan

http://cand.com.vn/Thi-truong/Du-tru-ngoai-hoi-tang-ky-luc-kinh-te-tang-truong-lac-quan-565192/

31. VEPR: Kinh tế tăng trưởng 7,05% nhưng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng

https://baocuaban.vn/vepr-kinh-te-tang-truong-705-nhung-se-chiu-nhieu-anh-huong-315993.html

32. TS. Phạm Thế Anh: Kinh tế tăng trưởng tốt nhưng không hoàn toàn là màu hồng

https://vietnambiz.vn/vepr-tang-truong-kinh-te-nam-2019-co-the-dat-705-20191010164223122.htm

33. Dự báo GDP 2019 sẽ vượt chỉ tiêu Quốc hội giao

http://baoninhthuan.com.vn/news/109095p1c25/du-bao-gdp-2019-se-vuot-chi-tieu-quoc-hoi-giao.htm

34. Nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng nhưng dự báo vẫn đạt tăng trưởng 7,05% cả năm 2019

https://thuonghieucongluan.com.vn/nen-kinh-te-chiu-nhieu-anh-huong-nhung-van-dat-tang-truong-7-05-ca-nam-2019-a82030.html

35. VEPR: Dự báo tăng trưởng năm 2019 đạt 7,05%

https://doanhnhanviet.net.vn/y-kien/vepr-du-bao-tang-truong-nam-2019-dat-705-6282.html

36. GDP 2019 sẽ vượt chỉ tiêu Quốc hội giao

https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/208/89029/gdp-2019-se-vuot-chi-tieu-quoc-hoi-giao

37. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế có khả năng vượt chỉ tiêu và đạt trên 7%

https://www.vietnamplus.vn/nam-2019-tang-truong-kinh-te-co-kha-nang-vuot-chi-tieu-va-dat-tren-7/599939.vnp

38. Dự báo GDP 2019 vượt chỉ tiêu, VEPR vẫn khuyến nghị cẩn trọng chính sách tiền tệ

http://tbdn.com.vn/Du-bao-GDP-2019-vuot-chi-tieu-VEPR-van-khuyen-nghi-can-trong-chinh-sach-tien-te_n56307.html

39. Kinh tế Việt Nam 2019 dự báo tăng trưởng 7,05%

https://www.tin247.com/kinh_te_viet_nam_2019_du_bao_tang_truong_7_05-3-26360309.html

40. Dự báo GDP 2019 sẽ vượt chỉ tiêu Quốc hội giao

http://kbchn.net/du-bao-gdp-2019-se-vuot-chi-tieu-quoc-hoi-giao-102470.html

41. VEPR: Chất lượng tăng trưởng kinh tế kém đi

https://vn.investing.com/news/economy/vepr-chat-luong-tang-truong-kinh-te-kem-di-1899378

42. Vì sao Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành, nhưng hút ròng tiền?

https://thoibaokinhdoanh.vn/ngan-hang/vi-sao-ngan-hang-nha-nuoc-giam-lai-suat-dieu-hanh-nhung-hut-rong-tien-1061478.html

43. Lo ngại đằng sau việc dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục 71 tỷ USD

http://cafef.vn/lo-ngai-dang-sau-viec-du-tru-ngoai-hoi-tang-len-muc-ky-luc-71-ty-usd-20191010180246531.chn

44. VEPR dự báo tăng trưởng GDP đạt 7,05% trong năm 2019

http://www.baovinhlong.com.vn/kinh-te/201910/viet-nam-con-nhieu-viec-phai-lam-de-lot-top-asean-4-2967973/#.XZ_0sUYzZhE

45. Chất lượng tăng trưởng đang kém đi

https://enternews.vn/chat-luong-tang-truong-dang-kem-di-159247.html

46. Dự báo GDP 2019 vượt chỉ tiêu, VEPR vẫn khuyến nghị cẩn trọng chính sách tiền tệ

http://kinhtedothi.vn/du-bao-gdp-2019-vuot-chi-tieu-vepr-van-khuyen-nghi-can-trong-chinh-sach-tien-te-354616.html

47. VEPR: Dự trữ ngoại hối vượt mức 71 tỷ usd

http://vietq.vn/vepr-du-tru-ngoai-hoi-vuot-muc-71-ty-dong-d164509.html

48. GDP 2019 sẽ vượt chỉ tiêu Quốc hội giao

https://vtv.vn/kinh-te/gdp-2019-se-vuot-chi-tieu-quoc-hoi-giao-20191011064521048.htm



FullName Email
Address Security code OVAEWN
Content