New Don Vi & Giang Vien
 Search

Những văn bản liên quan đến hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN(cập nhật nửa đầu tháng 05/2023)

Trong nửa đầu tháng 05 năm 2023, một số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo đại học. Nội dung tóm tắt các văn bản như sau:


1. Thông tư số 3/2023/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

a) Hiệu lực thi hành: 

Thông tư số 3/2023/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/06/2023.

b) Nội dung cơ bản:

Theo đó, Giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:

- Đối với giảng viên cao cấp:

+ Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.

+ Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

+ Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đối với giảng viên chính:

+ Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.

+ Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

+ Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí  việc làm.

- Đối với giảng viên:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên  môn, chuyên ngành giảng dạy.

+ Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

+ Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

>>> Xem toàn văn: Thông tư số 3/2023/TT-BNV

2. Thông tư số 5/2023/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn mẫu hợp đồng dịch vụ và mẫu hợp đồng lao động đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

a) Hiệu lực thi hành: 

Thông tư số 5/2023/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 20/06/2023.

b) Nội dung cơ bản:

Thông tư này quy định về mẫu hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính (CQHC), đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) sau đây sẽ thực hiện ký kết, áp dụng chế độ, chính sách theo pháp luật lao động, dân sự và các quy định khác có liên quan đối với:

- Lái xe, bảo vệ; Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Các công việc, hỗ trợ phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ phục vụ trong CQHC và ĐVSNCL không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

- Các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập…

>>> Xem toàn văn: Thông tư số 5/2023/TT-BNV

3. Văn bản hợp nhất số 2/VBHN-BNV của Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

a) Hiệu lực thi hành: 

Văn bản hợp nhất số 2/VBHN-BNV có hiệu lực từ ngày 18/05/2023

b) Nội dung cơ bản:

Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức, viên chức (sau đây gọi chung là ngạch công chức, viên chức)

a) Làm công việc gì thì bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức đó; được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức đó.

b) Việc phân loại kết quả tuyển dụng hoặc kết quả thi nâng ngạch không được dùng làm căn cứ để xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch được bổ nhiệm.

c) Khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.

Trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch.

Trường hợp luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ đến làm công việc khác có mức lương thấp hơn thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng (kể cả chế độ nâng bậc lương và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức, viên chức đó).

Trường hợp chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ, thì cơ quan, đơn vị mới tiếp tục trả lương (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch đang giữ) theo giấy thôi trả lương của cơ quan, đơn vị cũ.

d) Khi được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, thì giữ nguyên ngạch, bậc lương đang hưởng và hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo được đảm nhiệm; nếu ngạch công chức, viên chức đang giữ không phù hợp với chuyên môn theo chức danh lãnh đạo mới được đảm nhiệm thì phải chuyển ngạch.

>>> Xem toàn văn: Văn bản hợp nhất số 2/VBHN-BNV

4. Quyết định số 1160/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc Công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Hiệu lực thi hành: 

Quyết định số 1160/QĐ-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 21/04/2023.

b) Nội dung cơ bản:

Theo đó, thành phần hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2023 đối với từng đối tượng cụ thể như sau:

(1) Đối với người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi, thành phần hồ sơ gồm:

- 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

- Bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu (gọi chung là bản sao):

+ Học bạ THPT; hoặc

+ Học bạ giáo dục thường xuyên cấp THPT; hoặc

+ Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với giáo dục thường xuyên do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp.

- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có);

- File ảnh (hoặc 02 ảnh 4x6 trong trường hợp đăng ký dự thi trực tiếp) kiểu căn cước công dân, được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng.

(2) Đối với người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước, ngoài các thành phần hồ sơ nêu trên còn có thêm:

- Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT .

- Bản sao Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở;

- Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

(3) Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT, hồ sơ đăng ký dự thi gồm:

- 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

- Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao);

- 02 ảnh cỡ 4x6 cm;

(4) Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp, hồ sơ đăng ký dự thi gồm:

- 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

- 02 ảnh cỡ 4x6 cm;

- Bản sao Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp, bản sao sổ học tập hoặc bảng điểm học các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GD&ĐT.

- Khi hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc thông báo cho Trưởng Điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.

>>> Xem toàn văn: Quyết định số 1160/QĐ-BGDĐT

5. Công văn số 1919/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non.

a) Hiệu lực thi hành: 

Công văn số 1919/BGDĐT-GDĐH có hiệu lực từ ngày 28/04/2023

b) Nội dung cơ bản:

Theo đó, từ ngày 10/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2023, thí sinh có quyền đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển (NVXT) không giới hạn số lần:

- Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, sửa, xem) thông tin của thí sinh trên Hệ thống;

- Việc đăng ký NVXT đối với các nhóm ngành, ngành hoặc chương trình đào tạo phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia;

- Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào các cơ sở đào tạo (CSĐT) được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), thí sinh lựa chọn căn cứ để xét tuyển, bao gồm các thông tin:

+ Thứ tự nguyện vọng;

+ Mã trường, tên trường;

+ Mã nhóm ngành, ngành hoặc chương trình;

+ Tên nhóm ngành, ngành hoặc chương trình;

Lưu ý, căn cứ để xét tuyển đối với các nguyện vọng đã đăng kí phải phù hợp với yêu cầu, điều kiện của CSĐT (Kết quả thi tốt nghiệp THPT, Kết quả học tập cấp THPT, Kết quả khác...).

- Tất cả các NVXT của thí sinh vào CSĐT được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm điều kiện trúng tuyển.

- Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào CSĐT theo kế hoạch xét tuyển sớm của CSĐT, nếu đủ điều kiện trúng tuyển phải tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định.

Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển nguyện vọng đại học từ ngày 31/7

Theo đó, từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 06/8/2023 thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Riêng thí sinh thuộc diện hưởng chính sách ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng phải phối hợp với các điểm tiếp nhận rà soát thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên của thí sinh (nếu có).

Thí sinh tìm hiểu kỹ tài liệu hướng dẫn và phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình ĐKXT, thí sinh chưa rõ các nội dung khai báo, nộp lệ phí xét tuyển có thể liên hệ với cán bộ tại các điểm tiếp nhận hoặc cán bộ của CSĐT trực các số điện thoại hỗ trợ công tác tuyển sinh để được hướng dẫn.

 >>> Xem toàn văn: Công văn số 1919/BGDĐT-GDĐH


Phòng Thanh tra & Pháp chế

FullName Email
Address Security code XCMYUH
Content