Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Đỗ Thị Ngọc Ánh

Tên luận án: Vai trò nhà nước trong phát triển công nghệ cao ở Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Ngọc Ánh
2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 11/11/1980

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3643/QĐ-SĐH, ngày 26/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 4239/QĐ-ĐHKT ngày 30/12/2016 cho phép NCS kéo dài thời gian đào tạo

7. Tên đề tài luận án: Vai trò nhà nước trong phát triển công nghệ cao ở Việt Nam

8. Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

9. Mã số: 9.31.01.02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phí Mạnh Hồng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

- Về mặt lý luận: thông qua việc phân tích các thất bại thị trường cụ thể gắn liền với lĩnh vực phát triển công nghệ cao, luận án đã góp phần luận giải rõ hơn sự can thiệp cần thiết của nhà nước đối với sự phát triển công nghệ cao trong một nền kinh tế thị trường, chỉ ra những nội dung cơ bản mà thông qua đó, nhà nước có thể thể hiện được tầm quan trọng và vai trò của mình trong lĩnh vực này. Luận án đã hệ thống hoá những lý thuyết nền tảng về phát triển công nghệ cao, vai trò nhà nước trong phát triển công nghệ cao. Luận án góp phần khái quát và bổ sung nghiên cứu về phát triển công nghệ cao, vai trò của nhà nước trong phát triển công nghệ cao. Bên cạnh đó, luận án còn xây dựng các tiêu chí đánh giá vai trò nhà nước trong phát triển công nghệ cao. Luận án cũng nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp các kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia khác liên quan đến phát huy vai trò nhà nước trong phát triển công nghệ cao.

- Về mặt thực tiễn: Thông qua việc đánh giá vai trò nhà nước Việt Nam trong phát triển công nghệ cao thời gian qua, luận án chỉ ra những hạn chế, yếu kém (và nguyên nhân của những hạn chế đó) trong việc thực thi vai trò nhà nước trong lĩnh vực đặc biệt này. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển công nghệ cao ở Việt Nam trong những năm sắp tới.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về các vấn đề có liên quan đến vai trò nhà nước và công nghệ cao

- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc hoạch định chính sách công nghệ cao của các cơ quan quản lý vĩ mô và các doanh nghiệp công nghệ cao

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

- Phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

- Chính sách của nhà nước trong việc thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao ở Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

  • Đỗ Thị Ngọc Ánh (2016), “Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ cao ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính (641)
  • Đỗ Thị Ngọc Ánh (2017), “Một số kinh nghiệm phát triển công nghệ cao của Xing-ga-po”, Tạp chí Quản lý nhà nước (26)

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code PETRQB
Content