Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Hà Văn Đổng

Tên đề tài: Phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hà Văn Đổng

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 04/9/1980

4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3643/QĐ-SĐH, ngày 26/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định số 4744/QĐ-ĐHKT ngày 11/11/2014 của Trường Đại học Kinh tế về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Hà Văn Đổng.

Tên đề tài cũ: Phát triển nông thôn Thái Bình theo hướng bền vững

Tên đề tài mới: Phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình

Quyết định số 4239/QĐ-ĐHKT ngày 30/12/2016 cho phép NCS kéo dài thời gian đào tạo.

7. Tên đề tài luận án: Phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình

8. Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

9. Mã số: 9 31 01 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phan Huy Đường

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

* Về mặt lý luận

Luận án góp phần khái quát và bổ sung nghiên cứu về phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn cấp tỉnh. Trong đó, bằng việc hệ thống hoá và khát quát hoá, luận án xác định nội dung và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình.

* Về mặt thực tiễn

Trên cơ sở nền tảng khung lý luận được xây dựng về phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn cấp tỉnh, luận án phân tích thực trạng, làm rõ những thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 đến 2017 và chỉ ra nguyên nhân của nó. Từ đó, đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp thúc đẩy kinh tế nông thôn ở Thái Bình phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở cho các cấp quản lý ở chính quyền địa phương tham khảo để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn theo tiếp cận kinh tế chính trị; đồng thời là tài liệu tham khảo cho học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, các viện nghiên cứu trong cả nước.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Là tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế nông thôn.

- Là tài liệu tham khảo trong công tác quản lý ở các cấp chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế nông thôn cấp tỉnh.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu sinh dự kiến tiếp tục phát triển đề tài trong điều kiện, bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội mới của đất nước, của tỉnh;

Xây dựng các mô hình kinh tế để phân tích các vấn đề liên quan đến kinh tế nông thôn nói riêng, kinh tế - xã hội Thái Bình nói chung trong thời gian tới.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Hà Văn Đổng (2013). Hiện trạng sử dụng đất đai: Nhìn từ 3 cuộc tổng điều tra lớn. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 15 (tháng 8/2013), trang 40 - 42.

[2] Hà Văn Đổng (2013). Xây dựng nông thôn mới - giải pháp cho sự phát triển bền vững nông thôn. Tạp chí Công nghiệp quốc phòng & Kinh tế, số 4 (129) 2013, trang 24 - 27.

[3] Hà Văn Đổng (2018). Điều kiện phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Thái Bình. Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, số 526 (tháng 10/2018), trang 36 - 38.

[4] Hà Văn Đổng (2018). Chính sách phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Thái Bình. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 29 (tháng 10/2013), trang 59 - 61.

[5] Hà Văn Đổng, Nguyễn Viết Hiển (2015). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thái Bình. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Thái Bình: 125 năm hình thành và phát triển (1890 - 2015)”. 

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code IGMUXM
Content