Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Trọng Nghĩa

Tên đề tài: Nợ công bền vững: Kinh nghiệp quốc tế và một số gợi ý đối với Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Trọng Nghĩa

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 09/09/1975

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 2197/QĐ-ĐHKT ngày 07/10/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, khóa QH-2013-E.NCS (tuyển sinh năm 2013)

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Các quyết định số 37/QĐ-ĐHKT ngày 6/1/2014 về việc phân công người hướng dẫn khoa học cho nghiên cứu sinh khóa khóa QH-2013-E.NCS, Quyết định số 5755/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2015 về việc điều chỉnh người hướng dẫn khoa học luận án tiến sĩ; Quyết định số 1855/QĐ-ĐHKT ngày 30/6/2016 về việc giao tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh khóa QH-2013-E.NCS, Quyết định số 4240/QĐ-ĐHKT ngày 30/12/2016 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian đào tạo.

7. Tên đề tài luận án: Nợ công bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý đối với Việt Nam

8. Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

9. Mã số: 9 31 01 06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên

Hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Cẩm Nhung

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Tổng hợp, khái quát hóa được các vấn đề lý luận về nợ công và quản lý nợ công bền vững từ trước đến nay.
- Nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm từ một số đợt khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ để có thể liên hệ thực tiễn.
- Xây dựng được mô hình phân tích về các yếu tố tác động đến bền vững nợ công và áp dụng đối với trường hợp cụ thể của Việt Nam.
- Đề xuất được những khuyến nghị đối với việc bảo đảm nợ công bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh thực tiễn hiện nay và trong trung, dài hạn.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Là tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu về vấn đề an toàn nợ công tại Việt Nam.
- Là tài liệu tham khảo trong công tác quản lý nợ công và công tác xây dựng chính sách quản lý nợ công và biện pháp bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Kinh nghiệm quốc tế và xác định ngưỡng an toàn nợ và ngưỡng cảnh báo đối với các chỉ tiêu an toàn nợ tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.
- Nghiên cứu về thực trạng, xu hướng và khuyến nghị đối với quản lý nợ nước ngoài của quốc gia trong bối cảnh quản lý nợ công an toàn bền vững ở Việt Nam

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Bài nghiên cứu: “Một số vấn đề về ngưỡng an toàn nợ nước ngoài” trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 10 năm 2018 (690), trang 33-36.

[2] Bài nghiên cứu: “Về các yếu tố tác động đến bền vững nợ công” trên Tạp chí Tài chính Kỳ 2 tháng 11 năm 2018.

[3] Bài nghiên cứu: “Nghĩa vụ nợ dự phòng và rủi ro nợ công” trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 14, tháng 7 năm 2012.

[4] Thành viên, Thư ký Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Tài chính) về “Thực trạng, thách thức và định hướng cấp, quản lý và thực hiện nghĩa vụ của Chính phủ trong các cam kết bảo lãnh và bảo đảm của Chính phủ đối với các dự án đầu tư”. Đã hoàn thành và nghiệm thu năm 2013.

[5] Chủ trì nghiên cứu cấp cơ sở về “Nhận diện rủi ro đối với danh mục nợ công và giải pháp chung tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nợ và xử lý rủi ro”. Hoàn thành và nghiệm thu năm 2011.

[6] Chủ trì nghiên cứu cấp cơ sở về “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”. Hoàn thành và nghiệm thu năm 2011.

[7] Thành viên Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Tài chính) về “Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế đối với việc Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường vốn quốc tế”. Hoàn thành và nghiệm thu năm 2005. 

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code WJCPMH
Content