Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Phạm Anh Tuấn

Tên luận án: Tác động của quản trị tri thức đối với đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM ANH TUẤN 

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 14/10/1976                                          

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1134/QĐ-ĐHKT ngày 7/6/2012

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Theo Quyết định số 5209/QĐ-ĐHKT ngày 4/12/2014 điều chỉnh tên đề tài từ “Quản trị tri thức và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam” thành “Tác động của quản trị tri thức đối với đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp”.

7. Tên đề tài luận án: Tác động của quản trị tri thức đối với đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh                     

9. Mã số: 62.34.05.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Thắng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Tổng kết và làm rõ hệ thống lý thuyết liên quan đến quản trị tri thức (QTTT) nói chung và tác động của quản trị tri thức tới đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong doanh nghiệp nói riêng.

- Kiểm định được mối quan hệ giữa các chiến lược QTTT và kết quả ĐMST cũng như mối quan hệ giữa các quá trình QTTT và kết quả ĐMST.

- Chỉ ra vai trò điều tiết của định hướng kinh doanh sao chép, bắt chước trong mối quan hệ QTTT-ĐMST.

- Cung cấp thông tin đánh giá thực trạng về hạ tầng tổ chức, văn hóa, quản trị nguồn nhân lực và công nghệ trong các doanh nghiệp Việt Nam và liên hệ các yếu tố này với các cơ chế tạo ra tác động của QTTT tới kết quả ĐMST.

- Cung cấp các hàm ý và một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao kết quả ĐMST nhờ vào việc thực thi chiến lược QTTT phù hợp, cũng như đẩy mạnh thực thi các quá trình thu nhận và áp dụng tri thức.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Các kết quả nghiên cứu của luận án giúp doanh nghiệp xác định được lộ trình và chiến lược quản trị tri thức phù hợp với doanh nghiệp mình, đồng thời thực hiện những điều chỉnh cần thiết về cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, quản trị nguồn nhân lực, công nghệ và thể chế nội bộ để các hoạt động QTTT của doanh nghiệp tạo ra các kết quả ĐMST tốt hơn trong doanh nghiệp.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu tác động của quản trị tri thức tới các đầu ra khác như hiệu quả tổ chức, thương hiệu, sự hài lòng của khách hàng, đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ, v.v.

- Tìm hiểu vai trò điều tiết của các loại hình sao chép, bắt chước khác nhau hoặc vai trò điều tiết của các yếu tố như: mức độ hội nhập của doanh nghiệp, tỷ lệ vốn đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, v.v. tới mối quan hệ giữa QTTT và ĐMST.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Phạm Anh Tuấn (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ chia sẻ tri thức trong các doanh nghiệp của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 215 (II), tháng 5, tr.69-78.

[2] Anh Tuan PHAM, Ngoc Thang NGUYEN, Dang Minh NGUYEN (2015), “Influence of Organisational and Technological aspects on the Knowledge Sharing Behavior in the Vietnam’s University Context”, Asian Social Science, Vol.11, No.10, pp.139-152.


UEB_net

FullName Email
Address Security code VYDVYO
Content