Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Mai Tiến Dũng


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Mai Tiến Dũng

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 08/01/1959

4. Nơi sinh: Hà Nam

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1250/QĐ-ĐHKT ngày 19/07/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: Năng lực lãnh đạo của cán bộ khu vực công - nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Nam

8. Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

9. Mã số: 62 34 01 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

  • PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ
  • TS.Trần Đoàn Kim

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

* Về mặt lý luận:

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận liên quan đến phát triển lãnh đạo khu vực công và xây dựng khung năng lực lãnh đạo khu vực công; rút ra được những bài học về lãnh đạo khu vực công từ những nhà lãnh đạo tiêu biểu của thế giới và Việt Nam, đồng thời góp phần bổ sung về lý luận liên quan đến năng lực lãnh đạo địa phương (cấp tỉnh) tại Việt Nam trong cơ sở lý luận quốc tế về năng lực lãnh đạo công.

- Xây dựng được một công cụ định lượng - khung phân tích hệ thống để đo lường năng lực lãnh đạo ở địa phương.

* Về mặt thực tiễn:

- Đánh giá được thực trạng năng lực lãnh đạo khu vực công áp dụng cho một địa phương (tỉnh Hà Nam) tại Việt Nam và mô hình lãnh đạo khu vực công địa phương;

- Đưa ra được một nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo khu vực công của một tỉnh.

- Xây dựng được 3 khung năng lực cho 3 vị trí: lãnh đạo cấp Sở, lãnh đạo cấp Huyện và lãnh đạo cấp Phòng tại tỉnh Hà Nam. Khung năng lực được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kết quả điều tra bằng bảng hỏi, kết hợp với kết quả tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn sâu để đảm bảo tính tin cậy từ các thông tin thu thập được.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Những khung năng lực nói trên được sử dụng để đưa vào phiếu điều tra đánh giá thực trạng năng lực của cán bộ lãnh đạo cấp Sở, cấp Huyện và cấp Phòng tại tỉnh Hà Nam, từ đó xác định được khoảng cách (GAP) giữa năng lực kỳ vọng và năng lực thực tế, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh Hà Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Khung phân tích của nghiên cứu này có thể được tiếp tục nghiên cứu mở rộng tới các địa phương khác tại Việt Nam và tới tất cả các vị trí lãnh đạo, quản lý tại địa phương.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  • Mai Tiến Dũng, 2016. Xây dựng và vận dụng Khung năng lực trong phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ khu vực hành chính công tại tỉnh Hà Nam. Tạp chí Quản lý Kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, số 75 tháng 3+4/2016, trang 70 - 76.
  • Mai Tiến Dũng, 2014. Hà Nam: Tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản. Tạp Chí Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 21 tháng 11/2014, trang 51 - 53.
  • Mai Tiến Dũng, 2014. Hà Nam đồng hành cùng Doanh nghiệp. Tạp Chí Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 14 tháng 7/2014, trang 36 - 38.

UEB_net

FullName Email
Address Security code AHUAJI
Content