Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Kim Ngọc Anh

Tên uận án: Phát triển nguồn nhân lực Phát thanh - Truyền hình Việt Nam đáp ứng yêu cầu của quá trình Hội nhập quốc tế.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Kim Ngọc Anh           2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 14/3/19754. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4155/QĐ-SĐH, ngày 15/8/2008 của Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Phát triển nguồn nhân lực Phát thanh - Truyền hình Việt Nam đáp ứng yêu cầu của quá trình Hội nhập quốc tế.

8. Chuyên ngành: Kinh tế chính trị    9. Mã số: 62 31 01 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS. Vũ Văn Hiền

2. TS. Tạ Đức Khánh

11. Thông tin chính của luận án:

Luận án đã nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới phát triển nguồn nhân lực (NNL) phát thanh - truyền hình (PT-TH) trong bối cảnh hội nhập quốc tế (HNQT). Cụ thể các vấn đề sau:

  1. Tác động của HNQT tới PT-TH nước ta.
  2. Quan niệm và Đặc điểm NNL PT-TH.
  3. Yêu cầu của NNL PT-TH trong quá trình HNQT.
  4. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và những bài học cho Việt Nam
  5. Thực trạng NNL và phát triển NNL PT-TH nước ta thời gian qua
  6. Những hạn chế trong NNL và phát triển NNL PT-TH VN thời gian qua.
  7. Những nguyên nhân của những hạn chế.
  8. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển NNL PT-TH trong HNQT
  9. Chiến lược phát triển và Dự báo nhu cầu nhân lực của ngành PT-TH

Trên cơ sở đó, Luận án đã xây dựng hệ thống 5 quan điểm và 8 giải pháp phát triển như sau:

5 quan điểm:
  1. Nguồn nhân lực PT-TH Việt Nam trong quá trình HNQT phải phát triển nhanh, đạt trình độ khu vực và thế giới.
  2. Phát triển nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình Việt Nam là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, đặc biệt là của chính ngành phát thanh truyền hình.
  3. Phát triển nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình Việt Nam phải được thực hiện đồng bộ từ khâu tạo nguồn, tạo nguồn nhân lực chuyên môn và xác định nhu cầu nguồn nhân lực cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của các đơn vị, cơ quan phát thanh - truyền hình Việt Nam.
  4. Nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình phải được phát triển toàn diện trong đó chất lượng là nội dung cơ bản nhất.
  5. Phát triển nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, thực tiễn của ngành phát thanh - truyền hình và chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
 
8 giải pháp:
  1. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình theo hướng hiện đại, hội nhập.
  2. Đổi mới mô hình tổ chức phát thanh - truyền hìnhViệt Nam tinhgọn phù hợp với thời kỳ mới.
  3. Xây dựng “hình mẫu” người làm phát thanh - truyền hình Việt Nam.
  4. Phát triển “Tâm lực” nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình.
  5. Đổi mới phương pháp và nội dung tuyển dụng nhân lực.
  6. Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng nhân lực.
  7. Nâng cấp các trường đào tạo nguồn nhân lực phát thanh- truyên hình.
  8. Xây dựng phương pháp tính định biên lao động cho chương trình phát thanh - truyền hình Việt Nam.
 
4. Kiến nghị:

1) Trong Hệ thống 8 giải pháp mà tác giả đề xuất thực hiện ngày các giải pháp sau:

Thứ nhất, đề xuất xây dựng “hình mẫu” người làm PT-TH Việt Nam, hoàn thành được vào dịp 7/9/2015, sẽ rất có ý nghĩa vì đây là dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống của phát thanh và 45 năm ngày truyền hình Việt Nam.

Thứ hai, đề xuất tính định biên lao động qua mô hình phân tích tương quan, các đề xuất về đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng có thể áp dụng ngay ở các đài PT-TH. Đặc biệt đề xuất xác định lại cách tính tiền lương tăng thêm cho người lao động theo tinh thần Nghị định 43 nên được triển khai ngay.

Thứ ba, đề xuất xác định mô hình quản lý PT-TH nước ta, ngành PT-TH cần phải có kiến nghị với Chính phủ để xem xét sửa đổi dịp Đại hội XII của Đảng (2016).

2) Đối với vấn đề chảy máu chất xám do tác động của kinh tế thị trường và HNQT. Đây có lẽ là vấn đề lớn của các ngành khác, nhưng đối với ngành PT-TH, như tác giả đã phân tích thì thực tế vẫn là ngành “hot” vẫn là mơ ước của nhiều người ở Việt Nam. Thực tế trong những năm qua, vấn đề này diễn ra không trầm trọng, và không có tác động quá lớn đối với các đài PT-TH.

3) Đối với vấn đề phát triển NNL PT-TH đặc thù là NNL làm PT-TH bằng tiếng dân tộc và PT-TH đối ngoại. Tác giả kiến nghị thực hiện các giải pháp chung trong Luận án này và áp dụng thực hiện các đề xuất, kiến nghị trong các công trình nghiên cứu sau:

a) Đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Bộ (2007): Phát triển NNL làm phát thanh bằng tiếng dân tộc ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, của Ths.Kim Ngọc Anh.

b) Đề tài NCKH cấp Bộ (2004): Một số giải pháp nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác phát thanh đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, của TS. Trần Thị Tri, Đài Tiếng nói Việt Nam.

c) Đề tài NCKH cấp Bộ (2007): Nhu cầu và khả năng tiếp nhận phát thanh bằng tiếng dân tộc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, của PGS.TS Vũ Quang Hào.

4) Giải pháp thứ 6, nội dung 3.4.6.3 “Xây dựng hệ giá trị văn hóa của các đài PT-TH”, tác giả mới chỉ nêu tính cấp thiết cần phải xây dựng hệ các giá trị văn hóa, cơ sở để xây dựng và giá trị cốt lõi của hệ giá trị văn hóa, như là giải pháp có tính tác động để phát triển NNL ngành PT-TH.

 
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án có khả năng ứng dụng tại các Đài PT-TH của Việt Nam, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành PT-TH Việt Nam. Một số giải pháp và kiến nghị của luận án đã được ứng dụng tại Trường Cao đẳng PT-TH II, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu mô hình của ngành PT-TH Việt Nam phù hợp với yêu cầu của nguồn nhân lực trong bối cảnh Hội nhập quốc tế.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  1. Xác định định biên nhân lực PT-TH bằng phương pháp phân tích tương quan, Tạp chí giáo dục lý luận, 204-10/2013, ISSN 0868-3492.
  2. Một số vấn đề phát triển NNL PT-TH Việt Nam, Tạp chí Quản lý Nhà nước, 213-10/2013, ISSN -0868-2828.
  3. Đổi mới giáo dục tại Trường Cao đẳng PT-TH II, Báo Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, 10/12/2012.
  4. 10 vấn đề phát triển nguồn nhân lực PT-TH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Nghề báo, 13/9/2013.
  5. Dạy báo chí phải gắn với báo chí, Tạp chí Nghề báo, 25/3/2013.
  6. Con người phải làm rạng danh nghề nghiệp, Tạp chí Nghề báo số 29/4/2013.
  7. Sự thay đổi tổ chức nhìn từ góc độ quản lý nhân sự, Tạp chí Phát thanh số 5, 2005.
  8. Tiêu chuẩn người làm PT-TH hiện đại, Tạp chí Phát thanh số 13, 5/2007.
  9. Đào tạo, tự đào tạo, Quá trình liên tục để phát triển NNL Đài TNVN, Tạp chí Phát thanh số 7, 2005.
  10. Kinh nghiệm phát triển NNL phát thanh Trung Quốc, Tạp chí Phát thanh số 14, 6/2007.
  11. Hai lần thường trú, Tạp chí phát thanh, số 15+16, 8/2007 (nói về yêu cầu của Phóng viên thường trú).
  12. Kỹ năng thể hiện trên sóng - Tiêu chuẩn quan trọng của người làm PT-TH, Tạp chí phát thanh số 17, 4/2008.
  13. Tham luận Hội thảo khoa học của Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Đổi mới điều chỉnh các môn học chuyên ngành phát thanh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân báo chí, 17/10/2011.
  14. Chủ nhiệm Đề tài « Nghiên cứu các giải pháp phát triển NNL làm phát thanh bằng tiếng dân tộc ở Việt Nam » Đề tài NXKH cấp Bộ, 2007.
  15. Chủ nhiệm Đề tài « Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả Tin giao thông, kênh VOV giao thông FM 91MHZ », Đề tài NCKH cấp Bộ, 2010.
  16. Chủ nhiệm đề tài « Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng người làm PT-TH khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ » Đề tài NCKH cấp Bộ, 2013.

Trường ĐHKT - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code GLNJLW
Content