Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Diễn đàn học thuật dành cho học viên cao học Trường ĐHKT

Nếu như bậc học đại học cung cấp cho bạn một khối lượng kiến thức và kỹ năng để định hướng, chinh phục những nấc thang đầu tiên trong sự nghiệp sau này thì bậc học thạc sĩ sẽ trang bị cho học viên những kiến thức sâu hơn, tổng quát hơn và trưởng thành hơn trong các kỹ năng nghề nghiệp thông qua các hoạt động gắn học tập vào thực tiễn. Diễn đàn học thuật dành cho học viên sau đại học của Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN là một trong những hoạt động rất thiết thực như vậy, thể hiện cái nhìn qua nhiều góc độ trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tới nền kinh tế toàn cầu.

Gắn học tập vào thực tiễn thông qua hoạt động lan toả tri thức

Học tập gắn liền với thực tiễn là kim chỉ nam trong hoạt động đào tạo sau đại học của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN với các chương trình đào tạo sau đại học theo định hướng ứng dụng. Trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, những học viên sau đại học với góc nhìn kinh tế chuyên sâu đã nghiên cứu, thảo luận và đưa ra những khuyến nghị, giải pháp về các chính sách, hoạt động kinh tế giúp Việt Nam “vực dậy” sau ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu thông qua diễn đàn học thuật dành cho học viên, nghiên cứu sinh.

Học viên Hà Thị Thanh Hậu – QH-2018-E Quản lý kinh tế 2 với “Vài suy nghĩ về giải pháp chính sách tài khoá của Việt Nam trong tình hình đại dịch Covid-19” đã đưa ra vấn đề: Đại dịch Covid-19 đang và sẽ ảnh hưởng hết sức nặng nề đến nền kinh tế và vấn đề an sinh xã hội toàn cầu. Hàng loạt các giải pháp chính sách đang được khẩn trương triển khai trên toàn thế giới từ những nền kinh tế hàng đầu đến những nền kinh tế thuộc các quốc gia chưa có ca nhiễm bệnh. Nền kinh tế Việt Nam tuy vẫn trụ vững trong quý đầu tiên của năm 2020 nhưng GDP chỉ đạt 3,82% (mức thấp nhất trong 10 năm qua). Những tác động từ đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ bộc lộ rõ hơn, đòi hỏi cần có các quyết sách mạnh mẽ, giải pháp hỗ trợ kịp thời để nền kinh tế phục hồi và ổn định, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tồn tại và phát triển, bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân”. Đây không chỉ đơn thuần là việc bàn luận một vấn đề kinh tế dưới góc nhìn của những chuyên gia mà đó còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các học viên, nghiên cứu sinh Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN trước các vấn đề xã hội. Chi tiết bài tham luận xem tại đây.

“Sân chơi” lý tưởng rèn luyện kỹ năng phản biện xã hội

Việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp về một vấn đề kinh tế đòi hỏi mỗi học viên phải trau dồi kỹ năng bao quát vấn đề, đánh giá tác động và đề xuất kiến nghị… và hơn hết đó là cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm cần thiết trong sự phát triển lâu dài. Bởi lẽ, với diễn đàn học thuật, những sản phẩm khoa học sẽ được thảo luận, góp ý và phản biện bởi chính những học viên, nghiên cứu sinh, giảng viên… Đưa ra và giải quyết vấn đề là một việc không hề dễ nhưng để bảo vệ và chứng minh những kiến nghị là hợp lý, có tính ứng dụng sẽ là thách thức lớn hơn, “cơ hội vàng” để các học viên, nghiên cứu sinh rèn luyện kỹ năng phản biện xã hội.

Ví dụ như học viên Lý Thị Lệ Ninh – QH-2018-E Quản lý kinh tế 2 với “Một vài khuyến nghị về chính sách tiền tệ trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam” đã có những đề xuất rất thực tiễn, nhận được đánh giá cao của các học viên và giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị, Trường ĐHKT như: Trong giai đoạn phòng chống dịch với nguồn lực có hạn, tổng cầu kinh tế suy giảm, cần thận trọng khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ; Trong giai đoạn phục hồi sau dịch, Việt Nam cần đánh giá các tác động của dịch tới các ngành, lĩnh vực, nền kinh tế đất ước; nghiên cứu và dự báo những xu thế, cơ hội và xác định những động lực mới cho tăng trưởng làm cơ sở đẩy nhanh việc cơ cấu lại nền kinh tế cho phù hợp với những chuyển dịch, cấu trúc mới, như nhu cầu phát triển và chuyển đổi số, nhu cầu về lao động, xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng... Theo kế hoạch năm 2020, NHNN dự kiến tín dụng tăng thêm cho nền kinh tế khoảng 900 nghìn tỷ đồng đến 1,1 triệu tỷ đồng, tức là mức tăng dự báo khoảng 11-14%. Trong bất cứ tình huống nào, NHNN cũng cần có phương án để điều hành hoạt động ngân hàng đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế, kể cả trong giai đoạn phòng chống dịch cũng như phục hồi sau dịch với mức lãi suất cho vay thấp hơn nhằm tạo cơ hội, tạo đà cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân hồi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống và từ đó thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng trở lại. Chi tiết bài tham luận xem tại đây.

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN: Sự lựa chọn hàng đầu của việc theo học bậc sau đại học

Với mục tiêu đào tạo các nhà quản lý tương lai có kiến thức và kỹ năng lạnh đạo, quản trị độc lập… các chương trình đào tạo bậc thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN được thiết kế khoa học, tích hợp các kỹ năng thực hành và thực tế phong phú. Chương trình đào tạo không thiên về lý thuyết cứng nhắc mà được đào tạo theo hướng ứng dụng thực tiễn. Các môn học được lựa chọn trên cơ sở tổng hợp, phân tích và chủ động ứng dụng trong thực tế kiến thức, kỹ năng trong quản lý kinh tế, hoạch định chính sách và dự báo. Chương trình đào tạo tập trung phát triển năng lực sáng tạo của học viên trong một môi trường năng động với các hoạt động học thuật và ngoại khoá.

Thông tin các ngành/ chuyên ngành đào tạo sau đại học tại Trường Đại học Kinh tế:

Bậc Thạc sĩ:

  • Quản lý kinh tế
  • Kinh tế chính trị
  • Chính sách công và phát triển
  • Kinh tế quốc tế
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Quản trị kinh doanh
  • Kế toán
  • Quản lý công (Liên kết ĐH Upsalla - Thụy Điển)
  • Quản trị kinh doanh (Liên kết ĐH St Francis - Hoa Kỳ)

Bậc Tiến sĩ:

  • Quản lý kinh tế
  • Kinh tế chính trị
  • Quản trị kinh doanh
  • Kinh tế quốc tế
  • Tài chính - Ngân hàng

Thông tin tuyển sinh sau đại học năm 2020:

Đợt 1:

- Thi tuyển vào các ngày 20 và 21/6/2020, tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn (tuyển sinh đào tạo tiến sĩ) từ ngày 11/5 đến 24/5/2020.

- Thời gian đăng ký và nhận hồ sơ: từ 8h00 ngày 10/01/2020 đến 17h00 ngày 5/6/2020.

Đợt 2:

- Thi tuyển vào các ngày 17 và 18/10/2020, tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn (tuyển sinh đào tạo tiến sĩ) từ ngày 12/10 đến 25/10/2020.

- Thời gian đăng ký và nhận hồ sơ: từ 8h00 ngày 29/6/2020 đến 17h00 ngày 02/10/2020.

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN liên tục tổ chức các lớp học bổ sung kiến thức dành cho các đối tượng dự thi khác ngành/ chuyên ngành đào tạo đại học.

Thông tin liên hệ: 0913 486 773


Hoa - Linh – Lan (Tổ TT)

FullName Email
Address Security code QFGPQT
Content