Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Mời viết bài cho Hội thảo quốc tế: Hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam

Hội thảo quốc tế “Hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam”, được tài trợ bởi quỹ Friedrich Naumann Stiftung Für Die Freiheit (FNF) và Bộ Khoa học Công nghệ, sẽ được Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Ban Kinh tế Trung Ương đồng tổ chức vào tháng 10 năm 2014 tại Hà Nội. Hội thảo nhằm mục đích tăng cường trao đổi học thuật cũng như thực tiễn, cung cấp một diễn đàn cho các học giả và các chuyên gia trong nước và quốc tế thảo luận về các nội dung sau:

  • Sự tham gia của Việt Nam vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN

  • Quan điểm, định hướng và một số gợi ý chính sách nhằm tăng cường sự tham gia hiệu quả của Việt Nam vào AEC.
1. Thời gian: Tháng 10/ 2014
 
2. Địa điểm: Hà Nội

3. Đơn vị tổ chức: Ban Kinh tế Trung ương; Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

4. Chủ đề hội thảo:

Ban Tổ chức Hội thảo kính mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các học giả và các cá nhân quan tâm viết bài tham gia Hội thảo. Các bài viết và nghiên cứu cho Hội thảo tập trung vào các chủ đề sau đây:

(1) Sự tham gia của Việt Nam vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Nội dung nghiên cứu có thể bao gồm nhưng không giới hạn trong các vấn đề sau:

  • Tiến trình hội nhập và những đóng góp của Việt Nam trong quá trình thiết lập và thúc đẩy AEC.
  • Quan hệ thương mại, đầu tư và tài chính Việt Nam - ASEAN từ năm 1995 đến nay.
  • Thực trạng Việt Nam tham gia vào AEC theo các trụ cột (tự do hoá thương mại hàng hoá, tự do hoá thương mại dịch vụ, tự do hoá đầu tư, hội nhập về tài chính, tự do hoá di chuyển lao động có tay nghề, hiện đại hoá hệ thống hải quan, hội nhập các lĩnh vực ưu tiên, chính sách bảo vệ người tiêu dùng và chính sách liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ASEAN,...)
  • Đánh giá tác động của việc tham gia AEC đối với Việt Nam (tác động đến thương mại, đầu tư, tài chính, di chuyển lao động, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng,...)
  • So sánh hội nhập trong AEC với các hình thực hội nhập khác của Việt Nam (VD: ASEAN+, các FTA song phương, khu vực và đa biên khác)
  • Đánh giá hiểu biết và nhận thức của doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà nghiên cứu và người dân về AEC và tác động của AEC đối với hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế.
  • Đánh giá tác động của bối cảnh khu vực và quốc tế mới tới sự tham gia vào AEC của Việt Nam
  • Đánh giá cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam khi tham gia AEC.

(2) Quan điểm, định hướng và một số gợi ý chính sách nhằm tăng cường sự tham gia hiệu quả của Việt Nam vào Cộng đồng kinh tế ASEAN:

  • Các quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập ASEAN và AEC nói riêng
  • Đề xuất quan điểm và định hướng tham gia của Việt Nam vào AEC (trong các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, tài chính,...) phù hợp với các chiến lược chung của đất nước.
  • Phân tích các điều kiện để đảm bảo sự tham gia hiệu quả của Việt Nam vào AEC.
  • Đề xuất các chính sách nhằm tăng cường sự tham gia hiệu quả của Việt Nam vào AEC.

5. Thời hạn, cấu trúc và định dạng của bài viết:

  1. Thời hạn: trước ngày 30 tháng 9 năm 2014
  2. Độ dài của bài viết khoảng từ 4.000 đến 6.000 từ (không bao gồm danh mục tài liệu tham khảo) và phải bao gồm các mục sau:

+ Tiêu đề

+ Tóm tắt

+ Kết quả và thảo luận
+ Danh mục tài liệu tham khảo
  • Bài viết có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Tất cả các bài viết phải có tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh.  
  • Bài viết đánh máy bản Word, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1.2, khổ A4 (lề trên 2.5 cm, dưới 2.5 cm, trái 3 cm, phải 2 cm).
6. Địa chỉ gửi bài và liên hệ:

Ban Tổ chức Hội thảo rất mong nhận được bài nghiên cứu tham gia Hội thảo và hân hạnh được đón tiếp Quý vị tham dự Hội thảo quốc tế này. Các bài viết được lựa chọn sẽ được in trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam”.

Xin vui lòng gửi bản tóm tắt, bài viết hoàn chỉnh tới:

ThS.Vũ Thanh Hương

Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Tel: + 84 - 4 - 3754 7606 (ext: 407)
Mobile: 0977917656

ThS. Nguyễn Thị Minh Phương

Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế

Tel: + 84 - 4 - 3754 7506 (ext: 407)

Mobile: 0123 2032009
Email: phuongntm.ueb@vnu.edu.vn

Ban tổ chức hội thảo

FullName Email
Address Security code YTNOPB
Content