Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Hội thảo Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi thương mại và đầu tư nhằm phát huy lợi thế so sánh các tỉnh miền núi phía Bắc

Toàn cảnh Hội thảo
Ngày 24/11/2020, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và Viện FNF tổ chức Hội thảo "Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi thương mại và đầu tư nhằm phát huy lợi thế so sánh các tỉnh miền núi phía Bắc".

Dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; TS. Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; PGS.TS Phạm Bảo Sơn - Phó Giám đốc ĐHQGHN; PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách; ông Adreas Stoffers  - Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann Việt Nam (Viện FNF Việt Nam). 
Yên Bái đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính  
Khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Chiến Thắng khẳng định: Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh là động lực và đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đó cũng là mục tiêu quan trọng mà Yên Bái cũng như các tỉnh, thành trong cả nước đang ra sức phấn đấu thực hiện, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cạnh tranh gay gắt để thu hút các nguồn vốn đầu tư hiện nay.
 
 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Nguyễn Chiến Thắng phát biểu khai mạc Hội thảo
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh: Yên Bái đang triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 với quyết tâm chính trị cao và tham vọng đưa địa phương vào nhóm các tỉnh có xếp hạng PCI cao, môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc trong giai đoạn tới.
Toàn cảnh Hội thảo
Theo đó, tỉnh luôn xác định cần phải có cách tiếp cận mới, tạo sự khác biệt mang tính cạnh tranh cao, nhằm tạo bước đột phá trong quá trình phát triển, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
Đồng chí cho biết, những năm qua, Yên Bái đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính, thực hiện khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương. Nhờ đó, đã kịp thời đưa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Bộ chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh (DDCI) của tỉnh bứt phá đi lên. Hiện, Yên Bái đứng thứ 36/63 tỉnh, thành trong bảng xếp hạng PCI của cả nước, chất lượng điều hành đứng thứ 5 trong 14 tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc, nhiều dự án đầu tư sản xuất kinh doanh quy mô lớn của một số tập đoàn được triển khai như: Vingroup, TH True Milk, Bảo Lai, Apec, Eurowindow Holding…
 
 Phó Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS Phạm Bảo Sơn phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS Phạm Bảo Sơn cho biết: Hội thảo hết sức có ý nghĩa này được tổ chức trong bối cảnh đầu tư và tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm hơn so với cùng kỳ năm trước do tác đông từ đại dịch COVID-19. Do các tác động của đại dịch này, cùng với các căng thẳng đang ngày càng gia tăng giữa nhiều quốc gia trên thế giới, dòng chảy thương mại, dòng vốn đầu tư và đặc biệt là chuỗi cung ứng toàn cầu đang chuyển hướng một cách mạnh mẽ, khiến viễn cảnh thế giới trở nên bất trắc hơn bao giờ hết. Chính vì thế, các báo cáo hướng đến mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh theo các nghị quyết của Chính phủ đã ban hành trong những năm gần đây và đặc biệt trong năm 2020. Đồng thời, đánh giá tiềm năng và lợi thế so sánh giữa các tỉnh trong việc kết nối chuỗi giá trị và hành lang phát triển kinh tế vùng, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư của toàn khu vực miền núi phía Bắc.
 Phó Hiệu trưởng ĐHKT, Viện trưởng Viện VEPR PGS.TS Nguyễn Anh Thu phát biểu tại Hội thảo
Về phía Trường ĐH Kinh tế  - ĐHQGHN, Phó Hiệu trưởng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Chính sách PGS.TS Nguyễn Anh Thu nhấn mạnh: Hội thảo hết sức có ý nghĩa này được tổ chức trong bối cảnh đầu tư và tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm hơn so với cùng kỳ năm trước do tác đông từ đại dịch COVID-19. Tình hình kinh tế chung của Thế giới và Việt nam cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên phạm vi cả nước, đồng thời tạo ra nhiều thách thức mới đối với quá trình thuận lợi hóa môi trường đầu tư và thương mại nhằm thu hút và phát triển doanh nghiệp, các chuỗi sản xuất và hậu cần phục vụ mục tiêu gia nhập sâu, rộng hơn vào thị trường khu vực và thế giới cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng trong nước. Chính vì thế, Hội thảo hôm nay sẽ chia 2 phần nội dung, phần đầu các tham luận và thảo luận sẽ tập trung làm rõ các điểm nghẽn và giải pháp nhằm thúc đẩy môi trường đầu tư các tỉnh miền núi phía bắc, nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết 02 của Chính phủ về Cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong tình hình mới. Sau nghỉ giải lao, các bài tham luận và đại biểu sẽ tập trung thảo luận các sáng kiến tạo thuận lợi thương mại và sản xuất đồng thời phân tích lợi thế so sánh trong phát triển hành lang kinh tế của các tỉnh trong vùng từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách thúc đẩy kết nối chuỗi giá trị của khu vực và vùng nhằm đẩy mạnh hội nhập kinh tế và phát triển kinh tế của vùng.
 
 Ông Adreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann phát biểu tại Hội thảo
 TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách trình bày Địa lý Kinh tế mới với năng lực cạnh tranh địa phương
Đại biểu tham gia thảo luận tại Hội thảo.
Tuy nhiên, thu hút đầu tư vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Vì vậy, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo sức hấp dẫn mới để huy động tối đa cho đầu tư phát triển các nguồn vốn ngoài ngân sách với quyết tâm chính trị cao nhằm tạo bước đột phá trong quá trình phát triển.
 
Hoàn thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư; phát huy lợi thế so sánh và kết nối phát triển kinh tế
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận 2 vấn đề, gồm: hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư các tỉnh miền núi phía Bắc; phát huy lợi thế so sánh và kết nối phát triển kinh tế các địa phương miền núi phía Bắc.
Để làm rõ 2 vấn đề này, các lãnh đạo, chuyên gia Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã trình bày các tham luận gồm: nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh: thực tiễn thực thi ở địa phương và kiến nghị; cải thiện thực chất môi trường đầu tư thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; phân bổ hiệu quả các nguồn lực nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh và kết nối vùng của các tỉnh miền núi phía Bắc; tạo thuận lợi thương mại và đầu tư qua biên giới nhằm kết nối phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tại Hội thảo, tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và các tỉnh bạn để tăng cường kết nối, liên kết, hợp tác trên các lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương.
 Các đại biểu và các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Kỷ yếu Hội thảo mời xem tại đây 

VEPR, ĐHKT

FullName Email
Address Security code KRNTCJ
Content