Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Hội thảo "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về đất đai ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam"

Nhiều nhà khoa học nổi tiếng tham dự hội thảo
Trong khuôn khổ thực hiện đề tài NCKH cấp nhà nước mang mã số CTDT.39.18/16-20, ngày 11/10/2018 Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề trên tại Hội trường 801, số 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Tham dự Hội thảo có TS. Phan Văn Hùng - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; TS. Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN; cùng các diễn giả, nhà khoa học và giảng viên, sinh viên Trường ĐHKT.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê nhấn mạnh, đây là đề tài mang tính cấp thiết và có giá trị thực tiễn to lớn. Trường ĐHKT vinh dự là đơn vị triển khai đề tài. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có tác động tích cực đến đời sống dân cư, kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc miền núi, giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng.

 
 

TS. Nguyễn Lâm Thành, TS. Phan Văn Hùng và PGS.TS, Nguyễn Trúc Lê chủ trì hội thảo

 

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Phan Văn Hùng cho biết, trong số các hồ sơ đăng ký triển khai đề tài, hồ sơ của ĐHKT là hồ sơ tốt nhất và Trường đã được Hội đồng Khoa học nhà nước lựa chọn để thực thi đề tài. Ông bày tỏ sự tin tưởng đối với đội ngũ chuyên gia, nhà nghiên cứu của ĐHKT - đại học nghiên cứu đứng đầu của Việt Nam sẽ triển khai xuất sắc đề tài quan trọng này.

 
 
PGS.TS. Nguyễn An Thịnh 

Các đại biểu tham dự hội thảo đã lắng nghe phần trình bày tham luận của các nhà khoa học. PGS.TS. Nguyễn An Thịnh mở màn bằng việc giới thiệu đề tài, thiết kế nghiên cứu và bảng hỏi, tại đây ông đã chỉ ra tính cấp bách của đề tài ở nhiều góc độ khác nhau từ xã hội, kinh tế đến tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó, ông cũng nêu ra các nội dung nghiên cứu cơ bản đó là cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề đất đai ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, các văn bản luật của Nhà nước hay chỉ ra thực trạng và các vấn đề cơ bản.

 
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh 

Đặc biệt, ông nêu ra một số mô hình sử dụng đất như Mô hình sinh kế bền vững trên đất dốc; Mô hình sử dụng đất gắn hiệu quả với bảo đảm ANQP khu vực biên giới; Mô hình sử dụng đất gắn với yếu tố văn hóa - xã hội; Mô hình sử dụng đất thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường; Mô hình sử dụng đất phân bố dân cư, ổn định dân cư; Mô hình sử dụng đất gắn với di dân và tái định cư.

 
 ThS. Đinh Ngọc Hà

Tiếp đó là báo cáo tham luận “Một số vấn đề quản lý nhà nước về đất đai vùng dân tộc thiểu số” của ThS. Đinh Ngọc Hà. Ở tham luận này, ông đưa ra 3 nghị quyết trung ương về đất đai, cùng các luật Đất đai năm 1993, 2003 và 2013 cùng một số Nghị định của Chính phủ về quản lý đất đai. Đáng chú ý, ông nêu rõ các mặt khó khăn, hạn chế việc sử dụng đất hiện nay (1) Việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường quốc doanh còn kém, hiệu quả thấp; rà soát bố trí cho đồng bào không có đất và thiếu đất sản xuất; (2) Chưa bố trí dân cư ổn định cho khu vực cảnh báo sạt lở, lũ … một cách bền vững; (3) Chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số rất nhiều, trùng lặp dẫn đến dàn trải, hiệu quả đầu tư không cao; (4) Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua là rất cần thiết, tuy nhiên các địa phương không có đủ quỹ đất để thực hiện chính sách.

 

Các tham luận lần lượt được trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm phân tích, làm rõ thực trạng và nguyên nhân của một số vấn đề. Không ít câu hỏi được đặt ra tại hội thảo đến từ khách mời đã tạo ra bầu không khí làm việc sôi nổi, khách quan và khoa học. Các khách mời đánh giá cao các tham luận trình bày tại hội thảo, đồng thời đưa ra nhiều ý kiến đóng góp cho Ban chủ nhiệm đề tài.

 
 
 
 
Các đại biểu chăm chú lắng nghe 

Hội thảo là một phần trong nỗ lực của ĐHKT tạo ra mạng lưới nghiên cứu giữa các chuyên gia trong lĩnh vực đất đai, nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như các học giả quan tâm, hướng tới phát triển ĐHKT theo định hướng đại học nghiên cứu có tầm vóc trong khu vực và trên thế giới.


Thanh Tú - Văn Công

FullName Email
Address Security code RNFXUJ
Content