Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Hội thảo khoa học quốc gia về thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê chủ trì Hội thảo
Ngày 15/12/2017, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia “Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ đề tài cấp Đại học Quốc gia mã số QG.16.57 “Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết và tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam” do TS. Nguyễn Thị Hương Liên và nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN thực hiện.

Tới dự Hội thảo có TS. Hà Thị Ngọc Hà, Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Hội kiểm toán viên hành nghề VN VACPA; chuyên gia Phan Lê Thành Long - Giám đốc AFA Research & Education, TS. Trần Thị Kim Anh - Trưởng Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường ĐH Ngoại thương; PGS.TS. Đặng Ngọc Hùng - Trưởng khoa Kế toán Kiểm toán, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Về phía Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, tham dự Hội thảo có PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú - Chủ nhiệm Khoa Tài chính Ngân hàng, TS. Trần Thế Nữ - Phó chủ nhiệm phụ trách Khoa Kế toán Kiểm toán. Hội thảo cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo các giảng viên, các nhà nghiên cứu, cao học viên và sinh viên đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu.
 
 
TS. Nguyễn Thị Hương Liên - Chủ nhiệm đề tài 

Mở đầu phiên tham luận, chuyên gia Phan Lê Thành Long, diễn giả chính của Hội thảo đã trình bày chủ đề “Phương pháp phát hiện gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Với phong cách trình bày cuốn hút người nghe, kết hợp với nhiều tình huống thực tiễn sinh động, chuyên gia đã khái quát hóa phương pháp phát hiện gian lận gồm 4 bước: (1) Xác định động cơ thao túng, (2) Khoanh vùng vấn đề, (3) Xác định dấu hiệu thao túng, và (4) Xác định cách thức báo cáo tài chính bị bóp méo, đồng thời đề xuất sử dụng mô hình M-Score của Beneish (1999) và F-score của Dechow (2011) để phát hiện gian lận.

 
Diễn giả Phan Lê Thành Long thuyết trình tại Hội thảo 

Tiếp theo, TS. Hà Thị Ngọc Hà - Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam đã có một bài trình bày rất đầy đủ và toàn diện về các giải pháp nhằm hạn chế thao túng báo cáo tài chính tại Việt Nam từ góc độ Hiệp hội nghề nghiệp, bao gồm các giải pháp từ góc độ thể chế, quy định pháp lý và các giải pháp trong giai đoạn triển khai thực hiện như vấn đề áp dụng chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào Việt Nam, tăng cường hoạt động của kiểm toán nội bộ, thiết lập ủy ban kiểm toán, xây dựng bộ chỉ số chất lượng kiểm toán, kiện toàn bộ phận có chức năng kiểm tra, đánh giá BCTC, tổ chức cảnh báo các vấn đề dễ có khả năng gian lận của UBCK Nhà nước.

 
Đông đảo sinh viên đến tham dự Hội thảo 

Hai bài tham luận tiếp theo của TS. Nguyễn Tố Tâm - Phó Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Điện Lực và TS. Đỗ Kiều Oanh - Chủ nhiệm Bộ môn Kế toán, Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tế cũng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nghiên cứu sinh, cao học viên và sinh viên tham dự hội thảo. Nội dung trình bày về Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến chất lượng thông tin tài chính của các công ty niêm yết phi tài chính trên TTCK Việt NamLý thuyết trò chơi với gian lận báo cáo tài chính.

Với thời lượng 3 tiếng đồng hồ làm việc nghiêm túc và hiệu quả, Hội thảo đã đem lại cho người tham dự và nhóm nghiên cứu những thông tin hết sức hữu ích. Các trao đổi học thuật và kinh nghiệm quý báu được chia sẻ từ các chuyên gia tại Hội thảo sẽ giúp nhóm nghiên cứu hoàn thiện thêm đề tài, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước và các đối tượng sử dụng thông tin về thực trạng thao túng BCTC, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế hành vi thao túng BCTC và giảm thiểu tác động tiêu cực do các hành vi này gây ra, góp phần vào sự minh bạch và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Hội thảo cũng đã mở ra các hướng nghiên cứu mới về thao túng báo cáo tài chính gắn liền với nhu cầu thực tiễn, phù hợp với sứ mệnh của một trường đại học định hướng nghiên cứu, nhằm tạo sự khác biệt và nâng tầm thương hiệu cho trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
 
 
Đại biểu tham dự hội thảo

Trường ĐH Kinh tế với định hướng nghiên cứu nên thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học cấp quốc gia, sinh viên học tập tại Trường có cơ hội được dự hội thảo và đưa ra ý tưởng đóng góp, xây dựng tại hội thảo. Các kết quả nghiên cứu của hội thảo hay đề tài được lồng ghép ngay vào chương trình đào tạo các bậc học, giúp sinh viên, học viên nắm bắt kiến thức kịp thời, mang tính thời sự. Ngoài ra Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN hàng năm đều tổ chức nghiên cứu khoa học sinh viên, tạo sân chơi cho sinh viên phát triển khả năng của bản thân, đặc biệt những nghiên cứu được giải cao đều được đăng tại các tạp chí chuyên ngành uy tín và đưa lên dự thi các cấp cao hơn. Đó là một lợi thế rất lớn khi học Trường thuộc khối ĐHQGHN.

Năm học 2017 - 2018, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh đại học là 950, điều này cho thấy cả quy mô lẫn chất lượng đều được nâng lên so với những năm trước. Đặc biệt, đào tạo các ngành chất lượng cao của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN là thế mạnh của Trường khi các môn chuyên ngành hoàn toàn được dậy bằng tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lớn của các tập đoàn, công ty nước ngoài, xem chi tiết các ngành chất lượng cao của Trường tại đây

 ______________


Hải Hà - Hương Liên; Ảnh: Nguyễn Công

FullName Email
Address Security code RJGUYC
Content