Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Giáo trình: Kinh tế công cộng

Kinh tế công cộng (hay còn gọi là Kinh tế học của Khu vực công cộng) là chuyên ngành nghiên cứu về sự tồn tại, tổ chức và hoạt động của khu vực công cộng từ giác độ hiệu quả kinh tế và công bằng phúc lợi trong quan hệ tương tác với khu vực tư nhân và xã hội. Kinh tế công cộng cung cấp cơ sở tư duy nhằm giải quyết những vấn đề nền tảng như: Tại sao khu vực công phải can thiệp để khắc phục các thất bại thị trường? Vai trò và phạm vi can thiệp của khu vực công như thế nào để đạt được phúc lợi xã hội tối ưu? Để hạn chế sự lạm quyền và thiếu hiệu quả của khu vực công, xã hội cần lựa chọn khung khổ thể chế ra sao?

Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều giáo trình và tài liệu phục vụ cho người dạy và học môn Kinh tế Công cộng. Tuy nhiên, vì mục tiêu của từng cơ sở đào tạo và đối tượng đào tạo khác nhau nên nội dung và phạm vi của các giáo trình được soạn thảo rất đa dạng và có nhiều khác biệt. Kế thừa những nội dung đang được giảng dạy khá phổ biến và phát triển, hoàn thiện thêm để có được một tài liệu phù hợp với yêu cầu đào tạo theo định hướng nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Kinh tế Công cộng được biên soạn với nội dung và kết cấu như sau:

Về nội dung, Giáo trình tập hợp và bổ sung thêm một số nội dung mới, trong đó có các vấn đề: Lý thuyết về hiệu quả của khu vực công; hiệu quả của các chương trình chi tiêu công cộng; hiệu quả và vai trò kinh tế của thuế; đồng thời làm sáng tỏ các nhân tố chi phối hiệu quả hoạt động của khu vực công liên quan tới cách thức ra quyết định từ lựa chọn công cộng; giải pháp và cách thức thực hiện việc bỏ phiếu hiệu quả.

Giáo trình gồm 13 chương:

  • Chương 1: Giới thiệu về khu vực công cộng trong nền kinh tế hỗn hợp nhằm cung cấp cho người đọc một số khái niệm có liên quan, đồng thời lý giải về vai trò và chức năng chính của khu vực này trong nền kinh tế hỗn hợp.
  • Chương 2: Cung cấp cho người đọc phương pháp luận được vận dụng xuyên suốt giáo trình về hiệu quả, công bằng dưới giác độ kinh tế học phúc lợi; trình bày công cụ đo lường mức độ phi hiệu quả ở cả phạm vi cụ thể và tổng thể, đồng thời làm rõ thêm cách tiếp cận chuẩn tắc và thực chứng trong phân tích, đánh giá hiệu quả khu vực công cộng.
  • Chương 3 đến Chương 8: Trình bày lý do và cách thức chính phủ phải can thiệp vào các thất bại thị trường, với các vấn đề: Hàng hóa công, ngoại ứng, độc quyền, thông tin bất đối xứng, bất ổn kinh tế vĩ mô, đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập.
  • Chương 9 và Chương 10: Cung cấp lý thuyết và giới thiệu một số công cụ phân tích về hiệu quả chi tiêu công cộng, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nguyên lý và phương pháp áp dụng cho nghiên cứu phân tích chi tiêu công cộng.
  • Chương 11 và Chương 12: Trình bày về thuế và hiệu quả tác động của thuế từ giác độ chính phủ - cơ quan thiết lập hệ thống thuế, cũng như từ giác độ người tiêu dùng và người sản xuất – những đối tượng chịu sự tác động của thuế.
  • Chương 13: Cung cấp cho người đọc kiến thức về lựa chọn công cộng trong phạm vi các vấn đề sau hiến pháp có ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển xã hội và trình bày một số giải pháp cải cách chính phủ tiêu biểu đã được thực hiện trên thế giới.

 

Thông tin chung về sách:

Tác giả: TS. Bùi Đại Dũng (Chủ biên), ThS. Ngô Minh Nam

Số trang: 384

Bìa mềm

Giá: 139.000

Khổ sách: 16 x 224 cm

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

ISBN: 978-604-62-6163-6

--------------

LIÊN HỆ:

Phòng Tạp chí - Xuất bản, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Số 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: (84-24)37547506 + 703 (Ms. Ngọc Anh)

Email: phongtcxb@vnu.edu.vn

Website: http://ueb.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/UEBresearch



FullName Email
Address Security code UGYEMT
Content