Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2011 trên báo chí

Sau 3 năm ra mắt, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN thực hiện thực sự trở thành một tài liệu tham khảo của nhiều cơ quan, tổ chức kinh tế. Chính vì vậy, Hội thảo công bố Báo cáo luôn thu hút đông đảo báo giới tham dự, đưa tin, sử dụng thông tin để phân tích, phản ánh các sự kiện kinh tế.

Sự đột biến về số lượng báo chí đến tham dự Hội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011 (gần 200 báo) cho thấy, các vấn đề kinh tế mà báo cáo đề cập đã đạt được tiêu chí, mục đích mà nhóm tác giả đề ra, trong đó nhiều thông tin phản ánh đúng các vấn đề kinh tế nóng bỏng, chiến lược của đất nước. Số lượng bài báo liên quan đến sự kiện này khó có thể thống kê hết nhưng cũng có thể chia ra một số điểm đáng chú ý sau:
- Truyền hình đưa tin sâu và dày đặc về sự kiện BCTNKTVN bởi đây là vấn đề đang được đông đảo người dân quan tâm. Các vấn đề về lạm phát, sự lựa chọn về định hướng phát triển kinh tế của Chính phủ cũng như ngành tài chính, ngân hàng… được nhắc đến nhiều nhất. Các kênh truyền hình thời sự như VTV (Trung ương), Thông tấn xã Việt Nam ngoài đưa tin nóng còn thực hiện các phóng sự với thông tin và số liệu được lấy từ tài liệu BCTNKTVN. Các kênh chuyên đề kinh tế của VTV, VTC, Truyền hình Thông tấn xã, INFOTv, InvestTV… cũng thực hiện nhiều talkshow, bài chuyên đề, thảo luận xung quanh các vấn đề kinh tế mà BCTNKTVN đề cập. Ngoài sự góp mặt của PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN), TS. Nguyễn Đức Thành (Giám đốc VEPR, Chủ biên BCTNKTVN) còn có nhiều chuyên gia về kinh tế của Chính phủ, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xuất hiện trong các chương trình.
Đối với báo giấy, điện tử và phát thanh, các vấn đề được bóc tách, mổ xẻ và phân tích kỹ lưỡng hơn.
- Sự lựa chọn hướng phát triển: Đây là vấn đề được nhiều báo đưa tin bởi đây cũng là điểm nhấn của BCTNKTVN. Phân tích về "Sự lựa chọn ở ngã ba đường", Diễn đàn kinh tế Việt Nam Vef.vn đã có bài viết sâu và đáng chú ý với tiêu đề "
Lúng túng ở "ngã ba đường, lạm phát có thể 18,2". Một bài viết rất sâu và đáng chú ý khác thuộc về Thời báo KTVN với tự đề "Nền kinh tế đang ở thế bất lợi hơn năm 2008". Bài viết này thu hút sự quan tâm khá đông đảo của độc giả và nhiều website đã đưa lại thông tin.
Cũng lý giải về vấn đề lạm phát, báo Sài Gòn giải phóng đăng tải bải viết "
Lạm phát do cung vốn nhiều, hấp thụ kém". Liên quan đến vấn đề nợ công, báo Sài Gòn giải phóng cảnh báo "Cẩn trọng với nợ công".
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam là nghiên cứu mang tính đặc thù của Trường ĐHKT - ĐHQGHN. Từ năm 2009, báo cáo được xuất bản hàng năm nhằm tổng kết các vấn đề kinh tế lớn một năm qua, đồng thời thảo luận về viễn cảnh kinh tế năm tới và khuyến nghị chính sách trong bối cảnh hiện thời.
Một số bài viết nổi bật trên các báo lớn:
VnExpress:
"Lạm phát 2011 khó giữ dưới 15%"
Vietnamnet:
Hai kịch bản kinh tế cho 2010
Dân trí:
Lạm phát năm 2011 có thể cao hơn 15%?
Tiền phong:
Nền kinh tế Việt Nam trước ngã ba đường
- Ngoài ra, các website cá nhân, mạng xã hội và các diễn đàn cũng nhắc nhiều đến sự kiện này, đồng thời trích dẫn lại các bài viết liên quan. Trong đó đáng lưu ý như Thư viện pháp luật, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hà Nội… đăng lại bài "Lạm phát 2011 khó giữ dưới 15%" của VnExpress, Cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư Nghệ An với tin "Kinh tế Việt Nam đang ở vào thế bất lợi"…
Mức độ phổ biến của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam có thể được thấy rõ hơn thông qua tìm kiếm Google. Theo đó, tìm kiếm với từ khóa "Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011" sau 30 giây có tới 44.600 kết quả dù sự kiện mới chỉ diễn ra cách đây chưa đầy 1 tháng. So với kết quả sau một năm xuất hiện của "Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010", kết quả thu được là 57.600 hồi âm. Như vậy có thể thấy, chỉ sau một thời gian ngắn, thông tin về Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2011 đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của giới báo chí và độc giả cả nước.

M.T (Tổng hợp)

FullName Email
Address Security code KJQXVQ
Content