Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Chương trình Tây Nguyên III: Rất cấp bách

Ngày 16/7, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo góp ý cho Chương trình Tây Nguyên III.
Theo các nhà khoa học, Chương trình Tây Nguyên III không nên nghiên cứu quá dàn trải mà cần chia giai đoạn. Trước mắt chỉ nên tập trung vào việc nghiên cứu chính sách phục vụ trực tiếp một số hoạt động quản lý.

PGS.TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, Giám đốc văn phòng tư vấn phản biện (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam) cho biết, sở dĩ thời điểm này chọn khu vực Tây Nguyên để nghiên cứu bởi tầm quan trọng của nó về mặt địa lý hành chính, địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế.
Bên cạnh đó, những dự báo của chương trình nghiên cứu Tây Nguyên I, Tây Nguyên II cũng đã đưa ra những cảnh báo cho đến thời điểm hiện tại là rất đúng.

Ví dụ: chương trình Tây Nguyên I từng đưa ra vấn đề khai thác bauxite hay như Tây Nguyên II cảnh báo: có thể sau 15 năm, nếu không có những thay đổi về chính sách thì vùng đất này sẽ có những biến động lớn.

Theo nhận định, Tây Nguyên là vùng đất tiềm năng về nông-lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch... song cũng có nhiều thách thức về khai thác tài nguyên-môi trường văn hóa xã hội.
Mặc dù đầu tư của Nhà nước vào Tây Nguyên không ngừng gia tăng nhưng tăng trưởng kinh tế không bền vững, GDP đầu người thấp, tỷ lệ nghèo đói cao; khai thác tài nguyên ồ ạt và sử dụng đất không lý dẫn đến suy thoái môi trường diễn ra nhanh chóng; gia tăng dân số nhanh, đặc biệt tình trạng di dân tự do không kiểm soát được, phân hóa và mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Xung đột môi trường và phát triển bền vững ngày càng lớn.

“Từ những cảnh báo trên cho thấy, vấn đề nghiên cứu Tây Nguyên là rất cấp bách và không thể trì hoãn được nữa”- PGS Phạm Bích San nhấn mạnh.
Song, với tình hình trước mắt, nhiều nhà khoa học cho rằng, không nên nghiên cứu kiểu dàn trải mà cần có tính định hướng, tập trung vào những vấn đề cấp bách mà yêu cầu dân sinh đặt ra. Cụ thể, chương trình Tây Nguyên III sẽ ưu tiên vấn đề nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội, đánh giá thực hiện chính sách; tập trung phục vụ trực tiếp một số hoạt động quản lý.
Chương trình dự kiến thực hiện trong 5 năm 2011- 2015 với tổng chi phí khoảng 350 tỷ đồng. Viện KH&CN Việt Nam dự kiến chủ trì chương trình với sự tham gia của Viện KHXH Việt Nam, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam. Bộ KH&CN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ TN&MT...

Ý kiến của các nhà khoa học về chương trình Tây Nguyên III

GS Nguyễn Quang Thái, Hội Kinh tế Việt Nam:
Cách tiếp cận trong đề cương nghiên cứu chưa rõ ràng. Cách tiếp cận phát triển bền vững chưa đúng. Theo tôi, đề cương nghiên cứu đầu tiên phải chú ý đến con người rồi mới đến thế chế, kinh tế.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cần chú trọng tương tác giữa Tây Nguyên với các vùng xung quanh. Đề cương nghiên cứu chỉ đề xuất một chuyên đề xã hội là không đủ.

Những vấn đề Tây Nguyên liên quan đến các vấn đề xã hội và  không chỉ là điều tra thuần tuý.
GS Nguyễn Duy Ngọc (Viện trưởng viện Truyền Thông):
Tôi đề nghị nhấn mạnh đến việc chuyển từ phát triển mạnh sang phát triển bền vững. Chúng ta phát triển về số, về diện rất nhiều mà không bền vững. Tôi cho là nên nhấn mạnh phát triển bền vững, chú trọng đến vấn đề biến đổi khí hậu. Tôi nghĩ là nên thêm mục tiêu đào tạo con người, nâng cao nhận thức của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Chương trình nghiên cứu nên có thêm một nhóm chiến lược đào tạo con người. Phải làm thế nào để  giử gìn bản sắc Tây Nguyên. 

PGS. TS Nguyễn Đình Hoè, Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam:
Cần trả lời câu hỏi: Tây nguyên phát triển theo hướng nào? Phát triển theo hướng đó bằng cách nào?

Tây Nguyên phải được phân tích trong sự liên kết vùng, quốc tế, phải nhấn mạnh vấn đề an ninh môi trường.

GS Nguyễn Sinh Cúc (Hội thống kê Việt Nam):
Cách tiếp cận chương trình này phải khác Tây Nguyên I và Tây Nguyên II. Tiếp cận ở đây phải là: Đánh giá lại chương trình Tây Nguyên II, để hoàn thiện chương trình Tây Nguyên III. Chương trình này phải nhấn mạnh đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội – môi trường. Thực tế chúng ta có số liệu tỉnh chứ không có số liệu của vùng. Tôi nghĩ là không cần điều tra nữa, các số liệu thống kê có rồi. Chúng ta nên khai thác các tài liệu đã có.

Chương trình Tây Nguyên III dự kiến tập trung nghiên cứu 9 nhóm đề tài

1. Đánh giá kinh tế- xã hội- văn hóa

2. Đánh giá tài nguyên môi trường

3. Nghiên cứu tài nguyên sinh vật và công nghệ sinh hóa, hóa hợp chất thiên nhiên

4. Nghiên cứu tài nguyên năng lượng

5. Nghiên cứu tài nguyên khoáng sản Tây Nguyên

6. Nghiên cứu tai biến thiên nhiên và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ... ở Tây Nguyên

7. Nghiên cứu chuyển giao công nghệ quản lý, giám sát tài nguyên môi trường Tây Nguyên

8. Nghiên cứu chuyển giao công nghệ môi trường


TIN LIÊN QUAN

Thu Ba (Beenet)

FullName Email
Address Security code UVMHGA
Content