UEB-VNU quy tụ nhiều nhà khoa học, học giả hàng đầu tại Hội thảo quốc tế “Bền vững, Hoạt động công và Phúc lợi cá nhân”

Dưới sự bảo trợ chuyên môn của Đại học Strasbourg, Đại học Paris Nanterre và Trung tâm Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS); Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề: “Sustainability, Public Action and Individual Well-Being” (Bền vững, Hoạt động công và Phúc lợi cá nhân).



Diễn ra trong hai ngày 18 và 19/07/2022 tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học uy tín trong giới học giả quốc tế: GS. Nguyễn Văn Phú đến từ Đại học Paris Nanterre – Pháp (ông là một trong 8% nhà khoa học về kinh tế của thế giới); GS. Phạm Thị Kim Cương - Giảng viên trường Đại học Paris Nanterre; PGS.TS. Nguyễn Hữu Thanh Tâm - Giảng viên trường Đại học EM Normandie Business School, Pháp; TS. Phạm Ngọc Sáng - Giảng viên trường Đại học EM Normandie Business School, Pháp; PGS.TS David Desmarchelier - Giảng viên Đại học Lorraine, Pháp; cùng các diễn giả đến từ Trung tâm Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) và các học giả, các NCS tại một số trường đại học trong và ngoài nước.

Về phía Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN có sự tham dự của PGS.TS Nguyễn Anh Thu – Phó hiệu trưởng; cùng các cán bộ và giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị, các NCS của Khoa.

Hội thảo được tổ chức hình thức hybrid để các nhà nghiên cứu, các học giả tại nhiều quốc gia cùng tham dự

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Nguyễn Anh Thu thay mặt cho Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN bày tỏ sự vui mừng khi được chào đón đoàn đại biểu gồm các nhà khoa học, các diễn giả uy tín đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu của Pháp đến thăm và làm việc tại UEB. Cô cho biết, hội thảo là một trong chuỗi những hội thảo quốc tế mà UEB tổ chức sau đại dịch Covid 19 nhằm kết nối và tạo ra một môi trường nghiên cứu học thuật chuyên sâu cho cán bộ, giảng viên trong trường thể hiện vai trò và trách nhiệm của những người làm khoa học trong lĩnh vực kinh tế để mang đến những nghiên cứu, những khuyến nghị thiết thực cho sự phát triển và phục hồi của nền kinh tế tại Việt Nam cũng như của thế giới sau đại dịch. 

PGS.TS Nguyễn Anh Thu chia sẻ: “Hội thảo khoa học này đánh dấu sự hợp tác quan trọng giữa Khoa Kinh tế Chính trị của Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN với Đại học Strasbourg, Đại học Paris Nanterre và CNRS. Chúng tôi rất vinh dự nhận được sự tư vấn tuyệt vời từ các chuyên gia trong các cơ quan nghiên cứu cho sự kiện này. Các dự án nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo đều là những nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.” 

PGS.TS Nguyễn Anh Thu – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN phát biểu tại hội thảo  

GS. Nguyễn Văn Phú đến từ Đại học Paris Nanterre – Pháp thay mặt các nhà khoa học, các diễn giả tham gia hội thảo bày tỏ sự vui mừng và cảm ơn Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức hội thảo rất ý nghĩa này. Ông hy vọng sẽ tiếp tục được hợp tác với nhà trường trong việc trao đổi và nâng cao những nghiên cứu mang tính chuyên sâu đến với đội ngũ giảng viên và NCS của UEB nói riêng và các học giả quốc tế nói chung khi cùng tham gia những buổi hội thảo mang tầm qui mô như này. 

Giáo sư Nguyễn Văn Phú - Đại học Nanterre Pháp

Với chủ đề “Bền vững, Hoạt động công và Phúc lợi cá nhân”, 7 chủ đề toạ đàm gồm 14 bài nghiên cứu đã được trình bày bởi các học giả và nhà nghiên cứu đến từ đại học Nanterre, đại học Strasbourg, UEB và một số đơn vị khác. 

TS. Phạm Ngọc Sáng - Giảng viên trường Đại học EM Normandie Business School, Pháp trình bày nghiên cứu “Impacts of (individual and aggregate) productivity and credit shocks on equilibrium aggregate production”
PGS.TS Nguyễn Hữu Thanh Tâm - Giảng viên trường đại học EM Normandie Business School, Pháp trình bày nghiên cứu “CSR and Business Performance: Evidence from Vietnamese SMEs”
T.S Martina Ayoub - Đại học Manchester Vương quốc Anh qua ứng dụng zoom meeting đã gửi tới hội thảo phần trình bày “Lost in transition: How to break out from the niche? The case of micro-algae ”

Thông qua các phần trình bày của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả đã đề cập chi tiết và mang tính khoa học cả lý thuyết và thực tiễn về các vấn đề chính: Tăng trưởng và Phát triển Kinh tế, Phúc lợi cá nhân,  Giáo dục,  Biến đổi khí hậu và các quy định và chính sách về môi trường,  Kinh tế tuần hoàn, Tài chính xanh, Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với chuyển đổi sinh thái… từ đó các hàm ý chính sách được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề nghiên cứu.

PGS.TS Trần Đức Hiệp - Trưởng Khoa Kinh tế Chính trị
PGS.TS David Desmarchelier - University of Lorraine, Pháp
PGS.TS Tô Thế Nguyên – Phó trưởng khoa Kinh tế Chính trị  lắng nghe phần trình bày của các diễn giả

Điều đặc biệt tại hội thảo lần này, các NCS đến từ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và một số trường đại học từ Pháp, vương quốc Anh đã được tham gia trình bày các công trình nghiên cứu của mình trước hội đồng chuyên môn. Qua đây,  các nghiên cứu sinh của UEB và các trường đại học đã có được nhiều trải nghiệm giá trị khi được tham gia vào thực hiện các dự án nghiên cứu tại hội thảo.

NCS. Trần Thiên Trà - Đại học Strasbourg, Pháp trình bày nghiên cứu “Sustainability and Social Entrepreneurship: constraints of social enterprises and a path to resource allocations”
Anh Hoàng Đức Chính - nghiên cứu viên Viện VERP, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN với bài thuyết trình “Welfare effect of commercial activities and support policies: A multidimensional poverty assessment in Northern Vietnam”
PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp – Phó trưởng khoa Kinh tế Chính trị 
Các nhà khoa học, khách mời lắng nghe và đưa ra những góp ý chuyên sâu cho các nghiên cứu hoàn thiện hơn

Kết thúc 2 ngày làm việc nghiêm túc, cởi mở và thẳng thắn, các diễn giả, khách mời đã chia sẻ các thành quả nghiên cứu cũng như đưa ra các ý tưởng, các kiến nghị, qua đó đóng góp thiết thực cho việc nâng cao nhận thức, đề xuất những giải pháp và chính sách cụ thể thúc đẩy hội nhập và phát triển bền vững ở Việt Nam. Thành công của hội thảo đã khẳng định vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng của các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói riêng cũng như các quốc gia trên thế giới nói chung. 

Đây là hội thảo khoa học quốc tế có ý nghĩa đặc biệt, nằm trong chuỗi hội thảo quốc tế hướng đến kỷ niệm 15 năm thành lập Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và 50 năm ngày truyền thống. Hội thảo đã góp phần mở rộng hoạt động hợp tác và nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN với các nhà khoa học, các trường đại học lớn trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu của UEB-VNU. 

Các diễn giả, khách mời chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị

Kết thúc hội thảo, các nhà khoa học, các khách mời hội thảo đã cùng tham dự một buổi Gala dinner giao lưu cùng các cán bộ giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị và có những chuyến thăm quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Hà Nội trước khi trở về Pháp tiếp tục công việc nghiên cứu và giảng dạy.


Thanh Mai, Hồng Nam - UEB Media


Các tin khác