Thông tin luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hải

Đề tài: Chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Giang



1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ HẢI             2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14/10/1984                                                    4. Nơi sinh: Bắc Giang

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3802/QĐ-ĐHKT ngày 19/12/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):  QĐ số 4632/QĐ-ĐHKT ngày 26/12/2022 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian đào tạo của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

7. Tên đề tài luận án: Chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Giang

8. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế                                      9. Mã số: 9310110

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Phan Huy Đường 

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Với mục đích nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái thái trường hợp tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2016 - 2022 để tìm kiếm hệ thống giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách này cho giai đoạn 2023 - 2030, luận án đã sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu (gồm: hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học), cùng với hệ thống thông tin, dữ liệu phong phú, cập nhật, tin cậy. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng vẫn chưa có mô hình xây dựng khu công nghiệp sinh thái cũng như chưa có khung cơ chế, chính sách riêng cho vấn đề phát triển khu công nghiệp sinh thái, nhưng đã xuất hiện nhiều cơ sở, tiền đề cho việc hình thành các định hướng chính sách về vấn đề này. Luận án đã chứng minh rằng việc xây dựng và triển khai các chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái là một giải pháp cấp bách và hiệu quả để Bắc Giang đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững.

- Những kết quả mới về mặt lý luận: (1) Luận án đã đi sâu nghiên cứu và làm rõ hơn các khái niệm liên quan đến khu công nghiệp sinh thái, phát triển khu công nghiệp sinh thái và chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái. (2) Luận án đã xác định và phân tích chi tiết các yếu tố tác động đến chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái, giúp hiểu rõ hơn về cơ chế vận hành của các chính sách này. (3) Luận án đã xác định nội hàm và cấu trúc của chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái: phân loại chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái thành các nhóm chính như: chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng; chính sách thu hút đầu tư; chính sách hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; chính sách hỗ trợ thông tin (theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế). Điều này giúp cho việc nghiên cứu, đánh giá và so sánh các chính sách trở nên rõ ràng và hệ thống hơn. (4) Luận án đã xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá toàn diện đối với chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái, bao gồm cả hiệu lực, hiệu quả và sự phù hợp. Bộ tiêu chí này có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng và hiệu quả của các chính sách hiện hành, đồng thời là cơ sở để đề xuất các cải tiến.

- Những kết quả mới về mặt thực tiễn: (1) Luận án chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong các chính sách bộ phận của chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái trường hợp tỉnh Bắc Giang. Đó là những hạn chế về bản thân chính sách và hạn chế trong quá trình tổ chức thực thi chính sách. (2) Luận án đã đề xuất được những giải pháp có tính mới, khả thi trong việc hoàn thiện chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái trường hợp tỉnh Bắc Giang. Đó là các giải pháp hoàn thiện 04 chính sách bộ phận, bao gồm: chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng; chính sách thu hút đầu tư; chính sách hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; chính sách hỗ trợ thông tin. Bên cạnh một số đề xuất có sự kế thừa từ những nghiên cứu trước đó, thì hầu hết các đề xuất đều có tính mới, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của tỉnh Bắc Giang, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xanh. (3) Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, đơn vị làm công tác quản lý nhà nước về khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng, các địa phương khác trên cả nước nói chung.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Hướng nghiên cứu tiếp theo luận án này có thể bao gồm:

- Nghiên cứu xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái phù hợp với tỉnh Bắc Giang, mở rộng ra các địa phương khác trong nước. Đề xuất mô hình quản lý tích hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, và cộng đồng để đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch trong vận hành khu công nghiệp sinh thái.

- Nghiên cứu đánh giá dài hạn về hiệu quả kinh tế, môi trường, và xã hội của các chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái sau khi được triển khai thí điểm tại Bắc Giang. Phân tích chi tiết các lợi ích như tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính, và cải thiện điều kiện lao động trong các khu công nghiệp.

- Phân tích các khoảng trống pháp lý hiện nay liên quan đến phát triển khu công nghiệp sinh thái, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sử dụng đất, và ưu đãi đầu tư. Đề xuất các sửa đổi và bổ sung luật pháp để tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển khu công nghiệp sinh thái trong giai đoạn tới.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Nguyen Thi Hai, Ineternational experience in state management for industrial zones and learning experience for Vietnam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Econmomic management in mineral activities - EMMA5”, 15t-16/10/2020, Trường Đại học Mỏ và Địa chất, Hà Nội, Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, trang: 455-459

2

Nguyễn Thị Hải, Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: chiến lược quy hoạch môi trường để phát triển bền vững, Tạp chí Châu Á - Thái Bình Dương, 9/2021, trang 71-73

3

Nguyen Thi Hai, Eco-industrial park: A model of greening industry in Vietnam, Hội thảo quốc tế, 2023, trang 335-339

4

Nguyen Thi Hai, Assessment of Barriers to Development Eco-Industrial Parks in Vietnam, CEIAC 2022, Volume 2, ISBN 978-981-99-0489-1, Link: https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-981-99-0490-7_3, page 21-37

Xem thêm thông tin luận án tại đây./.