Tên đề tài luận án: Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành y tế tỉnh Thanh Hóa
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Viết Hoàng; 2. Giới tính: Nam;
3. Ngày sinh: 15/10/1990; 4. Nơi sinh: Thanh Hóa;
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1970/QĐ-ĐHKT ngày 19/7/2017;
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 4267/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2020 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo;
7. Tên đề tài luận án: Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành y tế tỉnh Thanh Hóa;
8. Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị; 9. Mã số: 9310102.01;
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Thị Hồng Điệp.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án bổ sung và làm mới một số khía cạnh lý luận về đầu tư từ ngân sách nhà nước cho y tế cấp tỉnh, làm rõ những vấn đề về đầu tư từ ngân sách nhà nước cho y tế cấp tỉnh dưới góc độ kinh tế chính trị; cụ thể là: (1) làm nổi bật hơn nội hàm của khái niệm đầu tư từ ngân sách nhà nước cho y tế cấp tỉnh, chỉ ra vai trò của đầu tư từ ngân sách nhà nước cho y tế nhằm khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường; (2) xây dựng được khung lý thuyết để phân tích nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước cho y tế cấp tỉnh.
- Luận án phân tích kinh nghiệm đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh và rút ra bài học cho tỉnh Thanh Hóa, trong đó quan trọng nhất là bài học về đầu tư từ ngân sách nhà nước nhằm khắc phục các hạn chế của nền kinh tế thị trường.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho y tế của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2011 – 2020, luận án đã khẳng định một số thành tựu quan trọng của tỉnh Thanh Hóa đồng thời chỉ ra những hạn chế và phân tích rõ để xác định nguyên nhân.
- Luận án đã nêu lên các quan điểm cơ bản của tác giả về đầu tư từ ngân sách nhà nước cho y tế, trong đó nhấn mạnh nhà nước cần: (1) đầu tư nhằm hỗ trợ giảm chi phí và nâng cao chất lượng các nguồn lực đầu vào y tế, (2) đầu tư nhằm cung cấp dịch vụ y tế công mà tư nhân không thực hiện và (3) đầu tư hỗ trợ trực tiếp những người có hoàn cảnh đặc biệt thông qua bảo hiểm y tế và trợ giúp y tế; từ đó đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước cho y tế của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án làm rõ được thực trạng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành y tế tỉnh Thanh Hóa cũng như chỉ rõ các kết quả đạt được trong việc thể hiện vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ y tế, hạn chế những khiếm khuyết của thị trường và những thiếu sót còn tồn tại, cập nhật các cơ chế chính sách hiện hành có liên quan. Từ đó, sẽ cung cấp những bằng chứng thực nghiệm đầu tiên, là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc khuyến nghị chính sách. Trong điều kiện ràng buộc ngân sách, kết quả nghiên cứu của luận án kỳ vọng sẽ là cơ sở để các cấp có thẩm quyền đưa ra những chính sách giúp nâng cao phúc lợi, đảm bảo công bằng xã hội bằng công tác đầu tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Đầu tư công cho ngành y tế Việt Nam đến năm 2020. Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 489, tháng 3/2017.
- Kinh nghiệm quản lý đầu tư công tại Nhật Bản và Vương quốc Anh: Một số hàm ý cho Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số cuối tháng 3 năm 2017.
- Đầu tư công cho y tế tại một số địa phương và bài học cho tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 575, tháng 10/2020.
- Đầu tư công cho y tế - Thực trạng và khuyến nghị chính sách. Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 298, tháng 11/2020.
- Public Investment for Health in Vietnam: The Current State and Policy Recommendations. Journal of Economics, Finance and Management Studies, Volume 4 Issue 10, October 2021
- A Study on Medical Welfare in Vietnam. International Journal of Multidisciplinary Research and Analysis, Volume 04 Issue 12, December 2021.
>> Xem Thông tin luận án tại đây.