Những văn bản liên quan đến hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (cập nhật nửa đầu tháng 03/2023)

Trong nửa đầu tháng 03 năm 2023, một số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo đại học. Nội dung tóm tắt các văn bản như sau:



1. Thông tư 06/2023/TT-BTC của Bộ tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

a) Hiệu lực thi hành: 

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/03/2023 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

b) Nội dung cơ bản:

Theo đó, bổ sung các chi phí phát sinh trong trường hợp đào tạo, bồi dưỡng thông qua hình thức trực tuyến từ xa vào nội dung chi tổ chức các lớp bồi dưỡng CBCC, viên chức trong nước, cụ thể:

- Chi mua sắm, thuê thiết bị, phần mềm và các hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng thông qua hình thức trực tuyến từ xa:

+ Phần mềm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến;

+ Bài giảng, phần mềm mô phỏng, thiết bị phục vụ giảng dạy trực tuyến từ xa;

+ Chi phí đường truyền và các chi phí công nghệ thông tin khác;

- Chi số hóa tài liệu và các chi phí khác phục vụ trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng thông qua hình thức trực tuyến từ xa.

Nội dung chi do các cơ sở bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp bồi dưỡng CBCC, viên chức, giao nhiệm vụ biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng thực hiện.

>>> Xem toàn văn: Thông tư 06/2023/TT-BTC

2. Quyết định số 676/QĐ-ĐHQGHN của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc ban hành Quy định tuyển chọn giảng viên cử đi đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ theo đề án 89.

a) Hiệu lực thi hành: 

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/03/2023 và thay thế Quyết định số 4232/QĐ-ĐHQGHN ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Giám đốc ĐHQGHN về việc ban hành Quy định tạm thời về tuyển chọn giảng viên cử đi đào tạo tiến sĩ theo Đề án 89.

b) Nội dung cơ bản:

            Theo đó, Quy định nêu rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; nguyên tắc áp dụng; trình độ, ngành đào tạo và hình thức đào tạo; điều kiện và tiêu chuẩn của giảng viên tham gia tuyển chọn; chính sách hỗ trợ, quyền và trách nhiệm của giảng viên được cử đi đào tạo; tiêu chí lựa chọn giảng viên; quy trình và hội đồng tuyển chọn giảng viên; xác định thứ tự ưu tiên cử giảng viên đi đào tạo; trách nhiệm của đơn vị.

Các đơn vị chịu trách triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển chọn giảng viên cử đi đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ theo Đề án 89 theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, các đơn vị có trách nhiệm báo cáo Bộ GD&ĐT danh sách giảng viên nhập học chính thức được Bộ GĐ&ĐT phê duyệt, danh sách giảng viên chưa nhập học chính thức, dự kiến sẽ nhập học trong năm kế tiếp và kế hoạch của năm kế tiếp theo mẫu tại Phụ lục 4 của Thông tư số 25/2021/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ GD&ĐT, đồng thời gửi ĐHQGHN (qua Ban Tổ chức Cán bộ) để theo dõi, giám sát.

Các đơn vị có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ các hồ sơ, minh chứng, tài liệu liên

quan tới kế hoạch, quá trình và kết quả tổ chức tuyển chọn giảng viên cử đi đào tạo trình

độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ theo Đề án 89.

Các đơn vị có trách nhiệm báo cáo các cấp có thẩm quyền khi được yêu cầu

kiểm tra; đồng thời phối hợp xử lý các vấn đề có liên quan tới giảng viên trước, trong và

sau quá trình cử đi đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ theo Đề án 89.

>>> Xem toàn văn: Quyết định số 676/QĐ-ĐHQGHN

3. Quyết định số 602/QĐ-ĐHQGHN của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc ban hành Quy định quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.

a) Hiệu lực thi hành: 

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/03/2023

b) Nội dung cơ bản:

Theo đó Quy định việc quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm các nội dung: Tuyển chọn, phê duyệt, tổ chức thực hiện, đánh giá nghiệm thu và quản lý sản phẩm của dự án, khen thưởng, xử lý vi phạm và các nội dung khác có liên quan.

Yêu cầu chung đối với dự án

a) Phù hợp với định hướng phát triển KH&CN được Nhà nước ưu tiên đầu tư, khuyến khích phát triển và với Chiến lược phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo của ĐHQGHN.

b) Sản phẩm có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội cao; giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh cấp thiết.

c) Đóng góp tích cực cho hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở ĐHQGHN.

d) Sản phẩm có khả năng kêu gọi hợp tác hoặc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Thủ trưởng các đơn vị thành viên, trực thuộc, các nhà khoa học và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trước Giám đốc ĐHQGHN về các dự án được giao; tuân thủ đầy đủ các quy định của ĐHQGHN về quản lý KH&CN và thực hiện các dự án và quyền hạn khác theo đúng quy định của pháp luật.

>>> Xem toàn văn: Quyết định số 602/QĐ-ĐHQGHN

4. Công văn 682/ĐHQGHN-TCCB của Đại học Quốc gia Hà nội về việc Hướng dẫn thực hiện thí điểm quy định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong Đại học Quốc gia Hà Nội.

a) Hiệu lực thi hành: 

Công văn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/03/2023 và thay thế quy định tại Mục I Công văn số 2179/ĐHQGHN-TCCB ngày 29 tháng 7 năm 2020 của ĐHQGHN về việc hướng dẫn thực hiện công tác kéo dài thời gian làm việc và giải

quyết chế độ hưu trí.

b) Nội dung cơ bản:

            Theo đó, công văn hướng dẫn rõ về đối tượng áp dụng; nguyên tắc thực hiện; điều kiện kéo dài thời gian công tác; trình tự, thủ tục xem xét kéo dài, tiếp tục kéo dài thời gian công tác; thẩm quyền kéo dài, tiếp tục kéo dài thời gian công tác; chế độ, chính sách; tổ chức thực hiện  việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.

 Viên chức được xem xét kéo dài thời gian công tác để nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

a) Có đủ sức khỏe và có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác.

b) Hoàn thành nghĩa vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của năm học liền kề trước thời gian xem xét kéo dài thời gian công tác và được cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

c) Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền.

d) Đơn vị quản lý và sử dụng viên chức có nhu cầu và chấp thuận.

Trước ngày 31/10 hằng năm, các đơn vị gửi danh sách viên chức được kéo dài, tiếp tục kéo dài thời gian công tác và danh sách giáo sư, phó giáo sư được mời ký hợp đồng chuyên gia, hợp đồng thuê khoán chuyên môn theo Hướng dẫn này về ĐHQGHN để theo dõi, giám sát.

>>> Xem toàn văn: Công văn 682/ĐHQGHN-TCCB

5. Công văn số 581/HD-ĐHQGHN của Đại học Quốc gia Hà Nội về Hướng dẫn tạm thời về việc thành lập và phát triển doanh nghiệp trong Đại học Quốc gia Hà Nội.

a) Hiệu lực thi hành: Công văn có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2023

b) Nội dung cơ bản:

Theo đó, hướng dẫn này hướng dẫn, khuyến khích các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà nội; giảng viên, nghiên cứu viên, viên chức và người lao động của Đại học Quốc gia Hà Nội; sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia vào việc thành lập, phát triển và vận hành các doanh nghiệp trong Đại học Quốc gia Hà Nội, bao gồm:

- Hướng dẫn công tác thành lập, quản lý, vận hành hoạt động doanh nghiệp trong Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Khuyến khích các hoạt động phát triển doanh nghiệp trong Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm thúc đẩy khởi nghiệp, thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ và chia sẻ tri thức;

- Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bên tham gia vào hoạt động doanh nghiệp trong Đại học Quốc gia Hà Nội.

>>> Xem toàn văn: Công văn số 581/HD-ĐHQGHN


Phòng Thanh tra & Pháp chế


Các tin khác