New Trang tin
 
Những văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của ĐHQGHN liên quan đến hoạt động của Trường (cập nhật nửa đầu tháng 05/2025) Những văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của ĐHQGHN liên quan đến hoạt động của Trường (cập nhật nửa đầu tháng 05/2025)

Trong nửa đầu tháng 5 năm 2025, một số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo đại học. Nội dung tóm tắt các văn bản như sau:



1. Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân.

Ngày ban hành: 04/5/2025.

Hiệu lực: Từ ngày ký.

Đối tượng: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục và đào tạo, giảng viên, sinh viên, doanh nhân trẻ, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.

Phạm vi:

Toàn bộ hệ thống giáo dục đại học, các đơn vị nghiên cứu, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp trong nước.

Các cơ sở đào tạo và đơn vị sự nghiệp công lập tham gia đào tạo nhân lực cho khu vực kinh tế tư nhân.

Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hỗ trợ, phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam.

Các chương trình hợp tác công tư (PPP) trong nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Tóm tắt những điểm mới:

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho kinh tế tư nhân: Đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo thực hành, đào tạo theo đơn đặt hàng. Tích hợp nội dung khởi nghiệp, đạo đức kinh doanh, đổi mới sáng tạo vào các học phần…

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp – đổi mới sáng tạo: Thành lập hoặc nâng cấp các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, vườn ươm sáng tạo, hỗ trợ sinh viên, giảng viên, doanh nghiệp khởi nghiệp;…Tổ chức các cuộc thi, diễn đàn khởi nghiệp, tăng tốc dự án (startup accelerator); Hỗ trợ nền tảng số, phần mềm kế toán, quản trị miễn phí cho sinh viên khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ.

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp – phát triển doanh nhân trẻ: Tổ chức các chương trình bồi dưỡng doanh nhân trẻ, huấn luyện kỹ năng lãnh đạo, tư duy kinh doanh; Triển khai các học phần đào tạo giám đốc điều hành (CEO) cho sinh viên và người học sau đại học; Mời gọi doanh nhân thành đạt tham gia giảng dạy, mentoring, truyền cảm hứng khởi nghiệp.

Tham gia các chương trình chiến lược cấp quốc gia:  Thực hiện các mô hình hợp tác công – tư (PPP) trong nghiên cứu, đào tạo; Phối hợp triển khai chương trình “Go Global” – hỗ trợ doanh nghiệp vươn ra quốc tế thông qua tư vấn, nghiên cứu, đào tạo…

Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền – truyền thông về vai trò kinh tế tư nhân: Đẩy mạnh hoạt động truyền thông nội bộ và đối ngoại về ý nghĩa, vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển đất nước; Phổ biến nội dung Nghị quyết 68 đến toàn thể giảng viên, sinh viên, cán bộ trong trường qua hội thảo, chuyên đề, chương trình đào tạo…

2. Nghị định số 92/2025/NĐ-CP ngày 25/4/2025 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp là cán bộ, công chức, viên chức.

Ngày ban hành: 25/4/2025.

Hiệu lực: 15/6/2025.

Đối tượng: Chuyên gia cao cấp là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

Phạm vi: Đối với các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến địa phương.

Tóm tắt những điểm mới:

Xếp lương chuyên gia cao cấp:

Trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở xuống hoặc không giữ chức vụ:

Xếp lương bậc 1, hệ số 8,80 theo bảng lương chuyên gia cao cấp.

Hưởng chế độ tương đương Trợ lý các đồng chí lãnh đạo cấp cao.

Trường hợp có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 đến 1,25:

Xếp lương bậc 2, hệ số 9,40.

Hưởng chế độ tương đương Thứ trưởng.

Trường hợp có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,30 trở lên:

Xếp lương bậc 3, hệ số 10,00.

Hưởng chế độ tương đương Bộ trưởng.

(2) Chế độ, chính sách đi kèm: Hưởng các chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương các chức danh lãnh đạo cấp cao tương ứng theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

(3) Chuyển đổi vị trí việc làm: Khi được bổ nhiệm làm chuyên gia cao cấp, cán bộ, công chức, viên chức sẽ thôi đảm nhiệm vị trí việc làm cũ kể từ ngày được bổ nhiệm và được xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp.

3. Thông tư số 07/2025/TT-BGDĐT ngày 18/4/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định liên kết đào tạo với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đại học.

Ngày ban hành: 18/4/2025.

Hiệu lực thi hành: 02/6/2025.

Thay thế: Thông tư số 07/2017/TT-BGDĐT ngày 15/3/2017.

Phạm vi điều chỉnh: Áp dụng đối với các chương trình liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.

Tóm tắt những điểm mới nổi bật:

Yêu cầu về chương trình liên kết đào tạo:

Chương trình liên kết phải được kiểm định chất lượng hoặc được công nhận tại quốc gia sở tại.

Nếu chương trình do cơ sở giáo dục Việt Nam chủ trì, phải đảm bảo chuẩn đầu ra tương đương với chương trình gốc của nước ngoài.

Ngôn ngữ giảng dạy: Ưu tiên sử dụng tiếng nước ngoài; nếu sử dụng tiếng Việt thì phải có giải trình chi tiết và được Bộ chấp thuận.

Điều kiện của các bên tham gia liên kết:

(1) Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phải đạt chuẩn kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế.

(2) Cơ sở giáo dục nước ngoài phải nằm trong top 500 các bảng xếp hạng uy tín (QS, THE, ARWU), hoặc được cơ quan có thẩm quyền nước sở tại công nhận.

(3) Về cấp văn bằng và công nhận văn bằng: Văn bằng do phía nước ngoài cấp trong chương trình liên kết phải được công nhận tại quốc gia nơi cấp. Được xem xét công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.

(4) Một số quy định chuyển tiếp: Các chương trình đang triển khai theo Thông tư cũ tiếp tục thực hiện đến khi kết thúc khóa học. Cơ sở liên kết phải rà soát, điều chỉnh nội dung theo Thông tư mới trước ngày 31/12/2025.

4. So sánh các điểm mới của Thông tư 06/2020/TT-BNV và Thông tư 001/2025/TT-BNV về việc ban hành Nội quy và Quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức.

Tiêu chí

Thông tư 06/2020/TT-BNV

Thông tư 001/2025/TT-BNV

Điều

Hiệu lực thi hànhCó hiệu lực từ 20/01/2021Có hiệu lực từ 01/05/2025Điều 2 (2020), Điều 2 (2025)
Phạm vi điều chỉnhBan hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức; thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chứcBan hành Nội quy và Quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chứcĐiều 1 (2020), Điều 1 (2025)
Bãi bỏ văn bản cũBãi bỏ Thông tư số 03/2019/TT-BNVBãi bỏ Thông tư số 06/2020/TT-BNVĐiều 3 (2020), Điều 3 (2025)
Thời gian chuyển tiếpKhông quy định rõ thời gian chuyển tiếpCho phép tiếp tục áp dụng quy định cũ trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lựcĐiều 2 (2025)
Quy định về giám sát kỳ thiKhông quy định chi tiết về Ban giám sátQuy định cụ thể về việc thành lập Ban giám sát, nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn thành viênĐiều 26 (2025)
Xử lý vi phạmKhông quy định rõ ràng về xử lý vi phạm của người tham gia tổ chức kỳ thiQuy định rõ ràng về xử lý vi phạm đối với người tham gia tổ chức kỳ thi, kể cả người không phải là cán bộ, công chức, viên chứcĐiều 27 (2025)

Thông tư số 001/2025/TT-BNV đã cập nhật và bổ sung nhiều nội dung mới so với Thông tư số 06/2020/TT-BNV, nhằm hoàn thiện hơn quy trình tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức. Những điểm mới này tập trung vào việc quy định rõ ràng hơn về tổ chức, giám sát và xử lý vi phạm trong các kỳ thi, xét tuyển, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong công tác cán bộ.

5. Thông tư 02/2025/TT-BTP ngày 31/3/2025 của Bộ Tư pháp hướng dẫn vị trí việc làm về công tác pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngày ban hành: 31/03/2025.

Hiệu lực: 15/05/2025.

Đối tượng:

Pháp chế viên, chuyên viên pháp chế tại cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương và đơn vị sự nghiệp công lập.

Các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có bộ phận pháp chế hoặc có chức năng pháp chế.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác pháp chế trong hệ thống hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Phạm vi:

Áp dụng cho công tác xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và giám sát pháp luật tại cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên toàn quốc.

Quy định vị trí việc làm, mô tả công việc và yêu cầu năng lực cho các chức danh pháp chế tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Không áp dụng đối với vị trí việc làm pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân, được quy định riêng bởi Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Tóm tắt những điểm mới:

Hướng dẫn vị trí việc làm về công tác pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực đối với vị trí việc làm về công tác pháp chế được Bộ Tư pháp quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2025/TT-BTP như sau:

(1) Danh mục vị trí việc làm về công tác pháp chế thực hiện theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2022/TT-BNV hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.

(2) Bản mô tả công việc và Khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực đối với vị trí việc làm về pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2025.

(3) Bản mô tả công việc và Khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực đối với vị trí việc làm về pháp chế trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 02/2025…

6. Các văn bản mới của Đại học Quốc gia Hà Nội:

- Quyết định số 279/QĐ-VP ngày 09/05/2025 về việc Ban hành Quy định quản lý, sử dụng Hội trường Nguyễn Văn Đạo tại 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội./.


Phòng Thanh tra và Pháp chế, ĐHQGHN


Các tin khác