New Trang tin
 
Khoa Tài chính - Ngân hàng tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: “Contemporary Issues in Banking and Finance”

Chiều thứ 2 ngày 25/7/2022, Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội đã tổ chức thành công buổi tọa đàm “Contemporary Issues in Banking and Finance” trong khuôn khổ Monday Finance and Banking Series hàng tháng kết hợp với chuỗi tọa đàm UEB Research and Sharing. Buổi tọa đàm mang ý nghĩa to lớn khi hướng tới mục tiêu công bố kết quả của những nghiên cứu mang tính định hướng chiến lược thực hiện bởi Khoa TCNH trong thời gian vừa qua.



Buổi tọa đàm có sự góp mặt của 4 diễn giả là các giảng viên của Khoa TCNH với gần 30 khách mời là các thầy cô đại diện trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và các trường Đại học tại Việt Nam, cùng các bạn sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học. Buổi tọa đàm đã diễn ra trong không khí chia sẻ học thuật nghiên túc, chân thành và đầm ấm. Diễn giả và khách mời đã có những trao đổi, thảo luận sôi nổi để cùng đào sâu những vấn đề nghiên cứu vô cùng cấp thiết và có tính thời sự không những ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu.

Mở đầu buổi tọa đàm, TS. Đinh Thị Thanh Vân – Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa TCNH có đôi lời chia sẻ về chặng đường phát triển của chuỗi tọa đàm Monday Finance and Banking Series qua suốt hơn 1 năm qua, và ý nghĩa quan trọng của buổi tọa đàm lần này khi kết hợp tổ chức trong khuôn khổ của UEB Research and Sharing của Nhà trường.

Toàn cảnh Hội thảo đang diễn ra

Diễn giả đầu tiên là ThS. Phạm Thế Thành với bài nghiên cứu với chủ đề “External Debt and Economic Vulnerability: An International Evidence”. Bài nghiên cứu đưa ra nhiều kết quả thú vị và chuyên sâu về Nợ nước ngoài và Tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế. Diễn giả giới thiệu vấn đề nghiên cứu một cách thú vị và có những chia sẻ kỹ lưỡng về nợ nước ngoài cũng như gánh nặng nợ nước ngoài đã được đề cập trong các nghiên cứu tiền nhiệm.

ThS. Phạm Thế Thành trình bày nghiên cứu mang tên “External Debt and Economic Vulnerability: An International Evidence”.

Bài chia sẻ tiếp theo của TS. Lưu Ngọc Hiệp, Phó Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng, với chủ đề “Greasing or Sanding the Wheel” – The impact of recentralization reform on corruption”. Bài nghiên cứu dựa trên vấn đề thực tiễn và cấp thiết, đồng thời sử dụng bộ dữ liệu độc nhất của Việt Nam trong lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc tập trung hóa có thể giúp giảm tham nhũng và kết quả này vẫn giữ nguyên giá trị khi tác giả sử dụng các kiểm định thống kê khác nhau cho mô hình nghiên cứu. Khách mời chia sẻ một số băn khoăn về việc liệu tái cấu trúc quyền lực có tác động lan tỏa hay không, hay cần có sự kiểm định giữa các ngành vì một số ngành đặc thù có liên quan tới tham nhũng nhiều hơn.

TS. Lưu Ngọc Hiệp trình bày nghiên cứu mang tên “Greasing or Sanding the Wheel” – The impact of recentralization reform on corruption.

Phần 2 của buổi tọa đàm tiếp tục thu hút sự quan tâm của đông đảo khách mời tại Hội trường 801 và trên nền tảng Zoom trực tuyến. Trong một nghiên cứu về Đồng tiền Điện tử Quốc gia, TS. Lê Hồng Thái đã chỉ ra rằng tác động của chính sách CBDC lên khối lượng giao dịch của các đồng stablecoins có thể thông qua kênh dẫn truyền trực tiếp và kênh dẫn truyền gián tiếp. TS. Hồng Thái nhận định rằng khi chính sách áp dụng CBDC chưa thật sự rõ ràng thì nhà đầu tư sẽ thay vì đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ tập trung vào một hoặc một số đồng stablecoins mà họ cho là tài sản “an toàn”. 

TS. Lê Hồng Thái trình bày bài nghiên cứu mang tên “How strong is the linkage between stablecoins and CBDC uncertainties”.

Bài tham luận cuối cùng trình bày trong buổi tọa đàm đến từ ThS. Nguyễn Hải Nam với tiêu đề “Asset growth anomaly and stock returns: Evidence of Vietnamese equity market”. Bài nghiên cứu chỉ ra những kết quả về tác nhân ảnh hưởng đến lợi tức thị trường chứng khoán Việt Nam cùng bộ dữ liệu lớn và phương pháp nghiên cứu về chuỗi thời gian rất thú vị. Buổi tọa đàm duy trì sự hấp dẫn đến cuối cùng và tiếp tục nhận được sự quan tâm từ khách mời tham dự với câu hỏi liên quan đến việc liệu mối quan hệ giữa tăng trưởng tài sản bất thường và lợi nhuận chứng khoán có thay đổi theo thời gian, hay băn khoăn rằng liệu việc sử dụng dữ liệu theo quý có phù hợp. ThS. Hải Nam đã trả lời và giải thích đầy đủ các câu hỏi của khách mời, đồng thời cũng chia sẻ những khó khăn trong việc sử dụng bộ dữ liệu về thị trường cổ phiếu Việt Nam.

ThS. Nguyễn Hải Nam trình bày bài nghiên cứu mang tên “Asset growth anomaly and stock returns: Evidence of Vietnamese equity market”.

Trong xu thế phát triển và đổi mới không ngừng mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, Khoa TCNH, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tích cực chủ động phối kết hợp với Phòng Tại chí – Xuất bản và Phòng Nghiên cứu khoa học & Hợp tác phát triển tổ chức tọa đàm nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói riêng và kinh tế nói chung. Các khách mời đều đánh giá rất cao năng lực nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu trong Khoa TCNH và các phương pháp nghiên cứu tiên tiến của các bài nghiên cứu đã trình bày. Trong thời gian tới, Khoa TCNH, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN sẽ tiếp tục tổ chức chuỗi tọa đàm với sự tham dự của các nhà khoa học hàng đầu, chuyên gia thực tiễn nhằm tiếp tục tạo dựng một cộng đồng với cơ hội giao lưu, học hỏi từ nhiều chuyên gia để nâng cao kiến thức chuyên môn, chất lượng giảng dạy và nghiên cứu.

Buổi tọa đàm diễn ra thành công tốt đẹp và các diễn giả cùng khách mời tham dự chụp ảnh kỷ niệm.

Khoa Tài chính - Ngân hàng