Khoa Kinh tế Chính trị (Mới)
 
Thạc sĩ Kinh tế chính trị - Hướng đi của những người tiên phong

Chương trình Thạc sĩ Kinh tế chính trị của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN mang đến những kiến thức cơ bản và nâng cao trong lĩnh vực kinh tế chính trị hiện đại, có tầm nhìn và có khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.


Chương trình Thạc sĩ Kinh tế chính trị là gì?

Chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế chính trị mang đến những kiến thức hệ thống, cơ bản về kinh tế chính trị hiện đại. Đó là những vấn đề kinh tế chính trị liên quan đến quá trình phát triển của các quốc gia, những kiến thức thực tế từ “góc nhìn” kinh tế chính trị quốc tế về sở hữu, các định chế kinh tế quốc tế và các tập đoàn xuyên quốc gia… Đồng thời, chương trình đào tạo cũng đem đến cái nhìn tổng quát về nền kinh tế chính trị Việt Nam thông qua phân tích các thành phần kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập, quan hệ giữa nhà nước và thị trường và quá trình hội nhập quốc tế...

Lợi ích khi học Thạc sĩ Kinh tế chính trị tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Nâng cao kiến thức chuyên môn

Chương trình đào tạo tập trung vào nền tảng tri thức về triết học, giúp học viên hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, hỗ trợ phát triển tư duy biện luận về những “bài toán” kinh tế thực tế. Học viên được đào tạo chuyên sâu và các vận dụng thực tế các kiến thức cơ sở ngành như: Lý thuyết kinh tế học vi mô, Lý thuyết kinh tế học vĩ mô, Lịch sử kinh tế Việt Nam, Lịch sử các học thuyết kinh tế nâng cao… Bên cạnh đó, khối kiến thức liên ngành như Chính trị và phát triển, Môi trường và phát triển, Kinh tế chính trị về nền kinh tế tri thức, Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người, Phân tích chính sách kinh tế - xã hội nâng cao… giúp học viên tiếp thu các kiến thức kinh tế chính trị hiện đại.

Học viên có khả năng nắm chắc kiến thức chuyên sâu về kinh tế chính trị qua các môn học như Kinh tế chính trị của sự phát triển, Toàn cầu hóa và kinh tế chính trị quốc tế, Kinh tế chính trị Việt Nam, Sở hữu trong nền kinh tế thị trường, Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường, Kinh tế chính trị về hội nhập quốc tế…

Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

Không chỉ được đào tạo những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu, học viên khi tham gia học chương trình Thạc sĩ Kinh tế chính trị được trang bị các kỹ năng mềm như khả năng tư duy logic, tư duy liên kết hệ thống và liên ngành; có khả năng biện luận, truyền bá và tham gia triển khai thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có năng lực phân tích, xử lý và kiến nghị các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội dưới góc độ Kinh tế chính trị và những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Học viên sau khi tốt nghiệp có đủ điều kiện và năng lực đảm nhiệm ở nhiều vị trí công việc khác nhau như:

Cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nước: Với những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất được đào tạo, những hiểu biết cơ bản, hệ thống về đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước, thạc sĩ Kinh tế chính trị hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nước, từ địa phương đến trung ương.

Chuyên viên của các tổ chức kinh tế, xã hội: Với những kiến thức mang tính liên ngành, thạc sĩ Kinh tế chính trị có thể làm việc tại các cơ quan tổ chức tư vấn kinh tế, các tổ chức hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế quốc tế tại Việt Nam. Ngoài ra, học viên có thể trở thành chuyên viên triển khai và giám sát thực hiện các quyết định quản lý trong các tổ chức, triển vọng có thể trở thành các chuyên gia phân tích chính sách, các nhà tư vấn và quản lý kinh tế, xã hội cấp cao.

Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu kinh tế: Với những kiến thức cơ bản, hệ thống, thạc sĩ Kinh tế chính trị có khả năng nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, đồng thời, học viên cũng có những kỹ năng cần thiết để truyền đạt các tri thức, hiểu biết của mình. Vì vậy, Thạc sĩ Kinh tế chính trị có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan truyền thông, các trường đại học khối ngành kinh tế; có thể trở thành nghiên cứu viên, biên tập viên, giảng viên, tham gia nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề kinh tế, đặc biệt là kinh tế chính trị hiện đại.

 

Năm 2021, ĐHQGHN vẫn giữ vững vị trí trường đại học số 1 Việt Nam trên nhiều bảng xếp hạng uy tín trên thế giới như QS Ranking, THE. Đặc biệt hơn khi lĩnh vực Kinh doanh và nghiên cứu quản lý (Business & Management Studies) là một trong 5 ngành đào tạo của ĐHQGHN được Bảng xếp hạng QS thế giới 2021 xếp hạng #501 - 550. Tự hào hơn khi lĩnh vực này lần đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam được xếp hạng trong đó có sự đóng góp rất lớn của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Thông tin tuyển sinh sau đại học năm 2021:

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN liên tục tổ chức các lớp học bổ sung kiến thức dành cho các đối tượng dự thi khác ngành/ chuyên ngành đào tạo đại học.

Link đăng ký học BSKT: http://tuyensinhsaudaihoc.ueb.edu.vn/lienhe.html

Năm 2021, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tổ chức tuyển sinh sau đại học đợt 2:

- Đợt 2 thi tuyển vào các ngày 11 và 12/9/2021, tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn (tuyển sinh đào tạo tiến sĩ) từ ngày 11/9 đến 25/9/2021.

Thời gian đăng ký dự thi sau đại học:

• Đợt 2: từ 8h00 ngày 26/4/2021 đến 17h00 ngày 27/8/2021.

Hotline: 0913 486 773

 
 

Thùy Linh - Thu Trang - UEB Media