Khoa Kế toán Kiểm toán (Vi)
 
Sinh viên nên làm gì để có kinh nghiệm làm việc?

Đa số nhà tuyển dụng khi tìm kiếm ứng viên đều mong muốn những người đã có kinh nghiệm làm việc. Đây thực sự là một nỗi lo lớn cho những sinh viên mới ra trường. Vậy, sinh viên nên làm gì để có kinh nghiệm làm việc? Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tìm ra câu trả lời dành cho sinh viên với chương trình “học đi đôi với hành”.


Đừng xem nhẹ những kỳ thực tập, thực tế

Thông thường, sinh viên năm cuối sẽ có 1 kỳ thực tập nhưng dường như sinh viên đang xem nhẹ, hời hợt với việc thực tập và chỉ làm cho có hình thức. Chính vì lý do này sinh viên đã bỏ qua cơ hội học việc, áp dụng những điều đã học vào công việc đúng chuyên ngành của mình. Bởi vậy các bạn cần đánh giá đúng tầm quan trọng, sự cần thiết của việc thực tập. Đây được xem là cầu nối giữa việc lựa chọn nghề nghiệp và trải nghiệm việc làm trong môi trường thực tế.

  Sinh viên TCNH hào hứng tham gia Chương trình giao lưu Nhà trường và Ngân hàng

Với sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, các bạn sẽ được đi thực tế tại các doanh nghiệp ngay từ năm thứ 2. Thông qua những buổi thực tế quý báu đó, sinh viên sẽ có cơ hội “học đi đôi với hành”, nắm bắt thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, của từng bộ phận liên quan tới các môn học chuyên ngành.

Thay vì chỉ có 1 kỳ thực tập vào năm cuối, chương trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã có sự “chuyển mình mạnh mẽ” khi yêu cầu sinh viên đi thực tập từ năm thứ 3 đến năm 4. Với phương châm “học đại học từ thực tế”, sinh viên luôn được tạo mọi điều kiện tốt nhất để quan sát, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và nắm bắt đặc điểm của môi trường làm việc. Tất cả những điều này đều sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong quá trình xin việc sau này.

Tham gia ngay các câu lạc bộ chuyên môn

Để bổ sung kiến thức chuyên ngành cùng kinh nghiệm thực hiện dự án, sinh viên có thể tham gia các CLB liên quan trực tiếp đến lợi ích học tập. Bạn có thể tham khảo ngay những câu lạc bộ như Cộng đồng sinh viên nghiên cứu khoa học (RCES); CLB Kinh tế trẻ (YEC), CLB Kế toán kiểm toán… của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.


 Câu lạc bộ Kinh tế trẻ (YEC) 

Nhà trường luôn đồng hành cùng các CLB chuyên ngành tổ chức các chuỗi chương trình dành cho các sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học, các hội nghị - thảo gắn liền với chương trình học tập như: RCES Companion hướng dẫn sinh viên về phương pháp nghiên cứu khoa học từ bước khởi đầu đến khi bảo vệ và nghiệm thu công trình; Defense Trial - cuộc thi đầu tiên về báo cáo và bảo vệ công trình nghiên cứu khoa học trên địa bàn thành phố Hà Nội; Hội thảo thường niên; Phát triển bền vững - Kinh tế xanh; Hướng nghiệp: Xuất khẩu Logistic; SV Tài chính; 360 độ phát triển; Business Challenges… Những hoạt động này sẽ giúp sinh viên áp dụng, học hỏi và lắng nghe những chia sẻ của các giảng viên, diễn giả và các chuyên gia kinh tế hàng đầu.

Ghi điểm CV với các hoạt động ngoại khóa

Sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm? Đây là thắc mắc của rất nhiều sinh viên mới "chân ướt chân ráo" trên bước đường tìm việc. Nhưng các bạn cần hiểu rõ rằng, kinh nghiệm không nhất thiết phải là bạn đã từng làm ngành nghề này ở một nơi nào khác, trong một khoảng thời gian nào đó... Kinh nghiệm còn có thể là những gì bạn đã trải qua và đúc rút được từ thực tiễn cuộc sống, trên giảng đường hay các hoạt động xã hội...

Teambuilding SBA 2020 tại Hội Chợ Dạ Xuân UEB

Chính sự đa dạng, phong phú trong các hoạt động ngoại khóa, các CLB, sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN luôn nhận được đánh giá cao từ các nhà tuyển dụng bởi sự năng động, sáng tạo bên cạnh trình độ chuyên môn vững chắc. Sinh viên của Trường có rất nhiều sự lựa chọn với các CLB ở đủ mọi lĩnh vực. Nếu bạn yêu thích các hoạt động ngoại khóa thì điểm đến có thể là CLB Truyền thông (MCC), UEBtv, CLB S-dancing… Hay bạn đam mê các hoạt động tình nguyện, hãy tham khảo ngay các hoạt động của CLB Big Hugs Volunteer Club (BHVC); Đội Enactus UEB - kết nối những bạn trẻ năng động, mong muốn được cống hiến vì sự nghiệp phát triển cộng đồng…

Bạn từng là thành viên nòng cốt của các CLB, từng tham gia tình nguyện, kêu gọi một chương trình từ thiện... Hãy cứ tự tin giới thiệu bản thân và những hoạt động bạn đã trải nghiệm. Bởi các nhà tuyển dụng sẽ rất quan tâm và đánh giá cao những điều này, vì nó cho thấy sự năng động, tìm tòi, khám phá và phát triển bản thân của chính bạn.

Năm 2021, ĐHQGHN vẫn giữ vững vị trí trường đại học số 1 Việt Nam trên nhiều bảng xếp hạng uy tín trên thế giới như QS Ranking, THE. Đặc biệt hơn khi lĩnh vực Kinh doanh và nghiên cứu quản lý (Business & Management Studies) là một trong 5 ngành đào tạo của ĐHQGHN được Bảng xếp hạng QS thế giới 2021 xếp hạng #501 - 550. Tự hào hơn khi lĩnh vực Kinh doanh và nghiên cứu quản lý của ĐHQGHN lần đầu tiên và là đơn vị duy nhất ở Việt Nam được xếp hạng trong đó có sự đóng góp rất lớn của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Thông tin tuyển sinh đại học 2021

Mã trường: QHE

Các ngành tuyển sinh:

· Quản trị kinh doanh CLC (QHE40)

· Tài chính – Ngân hàng CLC (QHE41)

· Kế toán CLC (QHE42)

· Kinh tế quốc tế CLC (QHE43)

· Kinh tế CLC (QHE44)

· Kinh tế phát triển CLC (QHE45)

· Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao (QHE50) (chi tiết xem tại đây)

· Quản trị kinh doanh liên kết quốc tế với ĐH Troy – Hoa Kỳ (QHE80) (chi tiết xem tại đây)

Phương thức xét tuyển

1. Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021

2. Xét tuyển chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế kết hợp 2 môn thi

3. Xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL năm 2021

4. Xét tuyển kết quả chuẩn hoá SAT, ACT

5. Xét tuyển chứng chỉ A-Level

6. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

Thông tin liên hệ

· Phòng Tuyển sinh – Phòng 102, nhà E4, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

· Hotline: 0913 486 773

· Email: tuyensinhdaihoc_dhkt@vnu.edu.vn

· Website: ueb.edu.vn & tuyensinhdaihoc.ueb.edu.vn

· Facebook: www.facebook.com/ueb.edu.vn

 

Phòng TS