Khoa Kế toán Kiểm toán (Vi)
 
Khai mạc Hội thảo Năng suất chất lượng trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp của Hàn Quốc và Nhật Bản
Sáng ngày 3/12/2019, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo Năng suất chất lượng trong kỷ nguyên số.


Hội thảo có sự đồng hành của Trường ĐH Yokoham (Nhật Bản), Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Tập đoàn VNPT, Công ty tư vấn QM&E (Hàn Quốc).

 
 

Phát biểu tại lễ khai mạc, PGS.TS Phan Chí Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN, đơn vị tổ chức Hội thảo nói: Hội thảo được tổ chức với mong muốn chia sẻ những hiểu biết, giải pháp, công cụ và bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo để tạo ra sự thay đổi đột phá về năng suất chất lượng của doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số. Diễn giả tham dự Hội thảo là các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam - những đất nước mà Việt Nam có mối quan hệ kinh tế rất sâu sắc. Hy vọng rằng, Hội thảo sẽ cung cấp hàm lượng khoa học lớn cho các học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, phục vụ thiết thực vào quản trị doanh nghiệp, tác nghiệp, nguồn lực lao động tại các doanh nghiệp ở nước ta.

  PGS.TS Phan Chí Anh phát biểu khai mạc Hội thảo

Ngay sau phần phát biểu của PGS.TS Nguyễn Chí Anh là phần trình bày của 3 diễn giả đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Đó là Ông Min Gyu LEE, chuyên gia tư vấn Công ty QM&E với nội dung giới thiệu về sự đổi mới phong cách lãnh đạo tại các doanh nghiệp tại Hàn Quốc.

 
 Ông Min Gyu Lee trình bày tham luận tại Hội thảo

Tiếp theo là nội dung Phương pháp Lean Six Sigma cho tổ chức sản xuất của ông Hyun Kyu Park cũng đến từ Công ty tư vấn QM&E và giải quyết vấn đề sáng tạo của doanh nghiệp với công cụ TRIZ của ông Min Gyu Lee, chuyên gia cao cấp Công ty tư vấn QM&E.

 Ông Hyun Kyu Park trình bày Phương pháp Lean Six Sigma

Làn sóng công nghiệp 4.0 với xu hướng số hóa và chuyển đổi số mang đến cơ hội nâng cao năng suất trên phạm vi toàn thế giới. Đặc biệt 3 yếu tố làm chúng ta kỳ vọng là:

a) Sự ứng dụng của công nghệ số vừa tạo ra cơ hội nâng cao năng suất lao động và hiệu suất công việc đồng thời sẽ thúc đẩy việc đào tạo nâng cao kỹ năng và thái độ làm việc của người lao động. Nếu người lao động không muốn mất việc vì robot, họ phải được đào tạo, phải tự đào tạo để tồn tại và phát triển

b) Việc khuếch tán chuyển đổi số trên diện rộng của nền kinh tế - xã hội. Không chỉ các doanh nghiệp lớn mà các doanh nghiệp SME cần phải tận dụng chuyển đổi số như một cơ hội để tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trước khi ứng dụng công nghệ số, các doanh nghiệp SME cần chuẩn hóa quá trình và qui trình công việc, đào tạo nhân lực….

c) Chuyển đổi số nằm trong chiến lược đổi mới sáng tạo dài hạn của doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp đồng thời phải đổi mới các quá trình, sản phẩm, tổ chức bộ máy, cũng như cách marketing/ bán hàng. Phần lớn các doanh nghiệp có kết quả tốt trong chuyên đổi số là doanh nghiệp có chiến lược đổi mới sáng tao, áp dụng các mô hình và công cụ tiên tiến như Lean Six Sigma, TRIZ bên cạnh các công cụ thông tin số.

Ngày mai (4/12), với chủ đề “Một số xu hướng về chuyển đổi số & tác động đến năng suất chất lượng doanh nghiệp” Hội thảo sẽ bàn về thực trạng năng suất chất lượng tại Việt Nam năm 2019, một số nguyên tắc chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam, các kết quả nghiên cứu mới nhất về chất lượng chuỗi cung ứng, áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản trị số doanh nghiệp... Diễn giả bao gồm lãnh đạo Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn, Chuyên gia Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT, các nhà khoa học học giả đầu ngành của Đại học Quốc gia Yokohama, Đại học Chuo, Đại học Kagoshima Nhật Bản, các giảng viên và nghiên cứu sinh Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
_____________
THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Văn Công


Các tin khác