Khoa Kế toán Kiểm toán (Vi)
 
Hội nghị Kinh tế trẻ Châu Á: Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ trong trật tự thế giới mới

Các khách "VIP" chụp tấm ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Đây là nhận định của Ông Danny Quah - Hiệu trưởng Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Giáo sư Trường Kinh tế - Chính trị London (LSE); Chuyên gia về Kinh tế Chính trị và Chính sách công được đưa ra trong Hội nghị Kinh tế trẻ Châu Á 2019 ngày 13/9.


Ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị Kinh tế trẻ châu Á đón tiếp nhiều vị khách quý đến tham dự, đó là PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc ĐHQGHN; PGS.TS Phạm Bảo Sơn - Phó Giám đốc cùng gần 500 học giả tới từ 38 quốc gia trên thế giới.

Phát biểu tại Hội nghị ông Jay Pocklington - Ban điều hành YSI đã chào mừng ngày thứ 2 của hội nghị, Hội nghị là nơi hội tụ các nhà khoa học, kinh tế trẻ, là diễn đàn tri thức đồng thời là cơ hội cho nhà khoa học trẻ thể hiện mình, giải quyết các vấn đề kinh tế thế giới. Ông cũng gửi lời cảm ơn tới Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đã chào đón nhiệt tình, tổ chức sự kiện chuyên nghiệp từ hậu cần, chuyên môn tới truyền thông.

 

 Toàn cảnh Hội nghị

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - PGS.TS Nguyễn Kim Sơn đã nồng nhiệt chào mừng các học giả tham dự Hội nghị, và cho rằng thế giới đang biến động từng ngày, với nhiều thách thức và cơ hội việc tổ chức các hội nghị quốc tế sẽ giải quyết được các vấn đề toàn cầu, vĩ mô, đặc biệt, quan hệ giữa các quốc gia ngày một biến đổi, kinh tế là một phần quan trọng bắt buộc mỗi quốc gia phải có đội ngũ tri thức nghiên cứu để tham mưu, hoạch định chính sách cho Chính phủ làm sao luôn giữ được đà tăng trưởng kinh tế, tránh rơi vào khủng hoảng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nền kinh tế.
ĐHQGHN được chọn là đơn vị tổ chức hội nghị với sự quy tụ của gần 500 học giả từ khắp nơi trên thế giới. Hy vọng rằng, đây là sẽ cơ hội để các học giả trao đổi, thảo luận các vấn đề cấp thiết, cũng như đưa ra những ý tưởng thực tiễn để đối mặt với các thách thức hiện nay, đồng thời đóng góp cho sự phát triển chung của khu vực.

 Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị

Thay mặt cho Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN, đơn vị tổ chức Hội nghị PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng phát biểu: “Với định hướng quốc tế hóa giáo dục, đưa Trường Đại học Kinh tế trở thành điểm đến của tri thức trong khu vực và toàn cầu, Trường Đại học Kinh tế vô cùng vui mừng khi được lựa chọn làm đơn vị đồng tổ chức cho Hội nghị này. Chúng tôi nhiệt liệt chào đón gần 500 các học giả, các giáo sư đầu ngành, các học giả trẻ trên thế giới tụ hội về đây để trao đổi và thảo luận về những chủ đề kinh tế học mới, những thách thức trong nền kinh tế toàn cầu.

Có thể nói, Hội nghị này là sự kiện có sức hút lớn với sự lan tỏa mạnh mẽ thể hiện qua số lượng bài viết phong phú, đa dạng và có chất lượng cao, cùng số lượng tham dự Hội nghị đông đảo, đặc biệt là có các học giả nổi tiếng cũng như các nhà hoạt động thực tiễn cả trong và ngoài nước. Các vấn đề được đề cập là những vấn đề nóng hổi, liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế - xã hội, đang được Việt Nam quan tâm và có rất nhiều khuyến nghị chính sách có tính tham khảo cao và rất hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách. 

Chúng tôi tin tưởng rằng, trong 3 ngày diễn ra Hội nghị, nhiều ý tưởng mới xuất hiện trong hội nghị sẽ trở thành những kiến thức hữu ích mang tính cách mạng, mang lại nhiều hàm lượng tri thức cho lĩnh vực nghiên cứu kinh tế của toàn nhân loại, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của thời đại và đóng góp vào sự phát triển lâu dài của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong rằng, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho chúng ta mở ra các kết nối và hợp tác mới giữa các học giả toàn cầu trong cả hoạt động giảng dạy và nghiên cứu

Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN - PGS.TS Nguyễn Trúc Lê chào mừng các học giả trẻ đã đến tham dự Hội nghị
Tiếp theo là phần trình bày bài thuyết trình của GS. Danny Quah, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore với chủ đề “Trật tự thế giới mới và sự trỗi dậy của phương Đông” (The New World Order and The Rising of the East),
GS. Danny Quah nói "Điều quan trọng là ASEAN và Việt Nam cần chủ động đóng góp vào việc tạo nên trật tự thế giới mới. Theo tôi, trật tự thế giới mới nên được chia theo nhu cầu và cung ứng. Chúng ta cần hiểu vị trí của mình như là khách hàng quyền lực, những người đứng ở đường cầu của trật tự thị trường thế giới mới.
Việt Nam với kinh tế đang phát triển lớn mạnh đã ký kết và đang đàm phán nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với những nền kinh tế lớn. Những hiệp định này dựa trên những thỏa thuận giữa hai bên ký kết, cân bằng nhu cầu và lợi ích của các bên liên quan. Tôi nghĩ là chúng ta càng có nhiều Hiệp định như vậy trong khu vực thì càng tốt."
Sẽ là lý tưởng nếu những Hiệp định thương mại khu vực như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể giải quyết tình trạng bất định này. Tuy nhiên, với các quốc gia phát triển từ mức rất thấp và có điều kiện kinh tế khác biệt như Lào, Campuchia thì khó có thể đáp ứng yêu cầu cao về tiêu chuẩn và môi trường, do đó, cần phải xây dựng một hệ thống phù hợp hơn là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 
 
 GS. Danny Quah trình bày tham luận tại Hội nghị
 Ông Rayi Shukla đặt câu hỏi cho chuyên gia

 

Các học giả trẻ  sôi nổi đặt câu hỏi, trình bày ý kiến cá nhân 
Kết thúc bài thuyết trình, nhiều học giả trẻ trong Hội trường đã đặt câu hỏi cho GS. Danny Quah để làm rõ hơn một số nội dung cụ thể tại từng nước như ông Rayi Shukla, một chuyên gia lịch sử kinh tế đến từ Ấn Độ đặt câu hỏi về sự trỗi dậy của nền kinh tế Ấn Độ những năm gần đây cũng sẽ có vai trò như thế nào trên diễn đàn kinh tế thế giới….

Câu hỏi không chỉ được chuyên gia giải đáp mà ngay các học giả khác cũng tham gia vào tranh luận, chia sẻ để làm rõ những quan điểm đưa ra. Sau phần trình bày tại Hội trường, các học giả tiếp tục được chia thành các nhóm thảo luận để đi sâu vào các nhóm vấn đề, giảng viên của ĐHKT tham dự hầu hết các nhóm thảo luận cùng các học giả nước ngoài.


 

Trả lời bên lề Hội nghị, GS. Danny Quah đánh giá vai trò của ASEAN trong trật tự thế giới mới sẽ vô cùng quan trọng. “Trong đó, vấn đề cấp bách đầu tiên là đối mặt với căng thẳng kinh tế Mỹ - Trung. ASEAN và Việt Nam sẽ đón nhận những hệ quả nào từ việc này. Và khi nhìn vào những số liệu phát triển của Việt Nam, tôi thấy sự phát triển kinh tế vượt bậc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, tôi lo ngại, đây chỉ là những hiệu ứng trong ngắn hạn. Vấn đề nằm ở chỗ, khi chứng kiến sự phát triển này, chúng ta có thể nghĩ, bất kể các căng thẳng đang diễn ra thế này, chúng ta vẫn sẽ có lợi. Nhưng điều quan trọng hơn là trật tự thế giới mới này liệu có thể tồn tại trong bối cảnh căng thẳng leo thang hay không. Tôi e là không. Dù căng

 
 GS. Danny Quah trả lời phỏng vấn bên lề hội thảo
thẳng Mỹ Trung có mang lại lợi ích kinh tế thế nào, điều quan trọng là ASEAN và Việt Nam cần chủ động đóng góp vào việc tạo nên trật tự thế giới mới. Như thế, một câu hỏi được đưa ra, làm sao để chúng ta làm được? Với Singapore 5 triệu dân, Việt Nam 90 triệu dân -  rất nhỏ so với Mỹ và Trung Quốc. Theo tôi, điều quan trọng là chúng ta hiểu vị trí của mình như là khách hàng, những người đứng ở đường cầu của trật tự thế giới mới. Trật tự thế giới mới nên được chia theo nhu cầu và cung ứng. Ở đường cung là hai thế lực lớn: Mỹ và Trung Quốc, những nước này có vai trò cung cấp cho phần còn lại của thế giới, bao gồm ASEAN. Việc đó sẽ mang lại giá trị cho họ và cho cả thế giới. Một phần trong đó là việc định hướng phát triển thương mại”

Ngoài ra, ông cũng đánh giá rất cao về công tác chuẩn bị cho Hội nghị lần này Hội nghị thực sự là một sự kiện rất thành công. Chúng tôi được đón tiếp trọng thể và nồng hậu. Trong những ngày tiếp theo, tôi hy vọng các học giả tiếp tục có những cuộc tranh luận nhiệt huyết về các ý tưởng kinh tế”.

 
 
Đại biểu các nước selfie ghi lại hình ảnh ngay tại Hội nghị, hứa hẹn một sự gặp gỡ nhiều thành công
 
Đông đảo giảng viên ĐHKT tham dự Hội nghị với tư cách là chuyên gia, học giả trẻ 
__________________
 
TIN LIÊN QUAN:

Thanh Tú - Nguyễn Công Ảnh: Anh Đức - Nguyễn Công - Đức Hiệp và các CTV