Khoa Kế toán Kiểm toán (Vi)
 
Tọa đàm Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tác động tới kinh tế Việt Nam

Chiều ngày 2/8/2019 tại khách sạn Vinpearl Lạng Sơn, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã phối hợp với Viện Friedrich Naumann for Freedom tại Việt Nam (FNF Việt Nam) đã tổ chức Toạ đàm Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tác động đến kinh tế Việt Nam (Đối với Lạng Sơn và các tỉnh phía Bắc).


Buổi toạ đàm có sự tham gia của PGS. TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường ĐHKT, TS. Phạm Hùng Tiến - Quyền Giám đốc FNF Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia Kinh tế, đại diện các sở ban ngành tại Lạng Sơn, các doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí.

 

 PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phát biểu khai mạc tọa đàm

Mở đầu toạ đàm, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã có bài phát biểu chào đón các khách mời tham dự tọa đàm.

Tiếp theo, TS. Phạm Hùng Tiến - Quyền Giám đốc Viện Friedrich Naumann for Freedom (Cộng hòa Liên bang Đức) tại Việt Nam cũng đã có phần phát biểu và chúc cho toạ đàm thành công tốt đẹp, ông bày tỏ niềm quan tâm đặc biệt tới "chiến tranh thương mại Mỹ - Trung" và tầm ảnh hưởng của nó tới kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

 

 TS. Phạm Hùng Tiền - Quyền Giám đốc FNF Việt Nam phát biểu tại tọa đàm

Sau phần phát biểu khai mạc, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành đã trình bày đề dẫn của tọa đàm. Cụ thể, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam. Nhờ đó, Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và Trung Quốc; hưởng lợi từ những chuỗi cung ứng khi các doanh nghiệp nước ngoài chuyển một phần sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên cũng không ít thách thức đặt ra như: Sức ép nhập siêu từ Trung Quốc; gia tăng canh tranh thị trường nội địa; cạnh tranh xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc… Lạng Sơn có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị khá đặc biệt trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, đồng thời là cầu nối, cửa ngõ của Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc.
 PGS.TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu và Chính sách trình bày đề dẫn

Tiếp theo, Đại diện Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn đã có phần tham luận về “Tình hình quan hệ thượng mại giữa Lạng Sơn (Việt Nam) với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tới xu thế thu hút đầu tư và hoạt động thương mại của tỉnh”.

 Đại diện Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn trình bày tham luận

Sau phần tham luận, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường ĐHKT điều hành phiên thảo luận. Xoay quanh các vấn đề như tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới tỉnh Lạng Sơn, tình hình các nhà đầu tư Trung Quốc xin đầu tư vào tỉnh Lạng Sơn với nguồn vốn tương đối lớn; hoạt động thương mại tại tỉnh có nhiều thay đổi nhất là việc xuất khẩu nông sản giảm đáng kể. Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiềm ẩn nguy cơ hàng hóa Trung Quốc “mượn đường, đi vòng” qua Việt Nam để gian lận xuất xứ, lẩn tránh thuế xuất khẩu sang Mỹ.

PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng việc đầu tư nhìn chung là một tín hiệu tốt cho điều kiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Thế nhưng nếu chúng ta không có luật lệ chặt chẽ, không chọn lọc thì nhiều doanh nghiệp vào không tuân thủ luật pháp của Việt Nam, có thể gây trục trặc về mặt môi trường, về mặt xã hội. Đồng thời nó cũng tăng sức ép cạnh tranh lên những doanh nghiệp đang có sẵn.

 Tại phiên thảo luận
 TS. Nguyễn Minh Phong trong phiên thảo luận
 Đại diện Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn trong phiên thảo luận 

Trong phiên thảo luận, hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến, câu hỏi từ đại diện các cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 Đại diện doanh nghiệp DK Việt Nhật đặt câu hỏi trong phiên thảo luận
 Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Lạng Sơn
 Toàn cảnh hội thảo

VEPR


Các tin khác