Khoa Kế toán Kiểm toán (Vi)
 
HỌC Ở KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQG HN

Sinh viên K56 Kế toán
Tại Khoa KTKT, sinh viên được học trong môn trường học tập chuyên nghiệp. Chương trình đào tạo của Khoa được xây dựng dựa trên các quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại học quốc gia Hà Nội và nhu cầu của xã hội đồng thời tham khảo từ các trường đào tạo kế toán uy tín trên thế giới như Đại học Tổng hợp Sydney, Đại học Monash (Australia), Trường Đại học Massey (New Zealand)...


1.  Giới thiệu chung về khoa

Với nhiệm vụ đào tạo ngành kế toán bậc đại học và sau đại học và 02 mục tiêu chính là tính quốc tế và tính thực tiễn, Khoa Kế toán Kiểm toán đã được thành lập vào cuối năm 2014 và trở thành khoa trẻ nhất của Trường đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Mặc dù vậy, chương trình đào tạo hệ cử nhân ngành kế toán của Khoa bắt đầu từ năm 2010, hiện sinh viên khóa 1 của Khoa đã ra trường và được xã hội đón nhận với đánh giá cao về chuyên môn và ý thức nghề nghiệp. Dự kiến, Khoa KTKT sẽ đào tạo bậc thạc sĩ từ năm 2016, đào tạo NCS từ năm 2020 nhằm cung cấp nhân lực chất lượng cao về kế toán, kiểm toán, thuế chuyên nghiệp cho các loại hình doanh nghiệp, các tổ chức tư vấn tài chính, các dự án quốc tế, các dự án hoạt động tại Việt Nam.

 

2.  Học ở Khoa KTKT như thế nào?

Tại Khoa KTKT, sinh viên được học trong môn trường học tập chuyên nghiệp. Chương trình đào tạo của Khoa được xây dựng dựa trên các quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại học quốc gia Hà Nội và nhu cầu của xã hội đồng thời tham khảo từ các trường đào tạo kế toán uy tín trên thế giới như Đại học Tổng hợp Sydney, Đại học Monash (Australia), Trường Đại học Massey (New Zealand)...

 

Việc dạy và học được tổ chức theo quy chế tín chỉ, sinh viên được chủ động bố trí lịch trình và thời gian học tập của mình. PGS.TS Trần Anh Tài - Chủ nhiệm Khoa KTKT cho biết: Phương pháp giảng dạy cũng là 1 trong các nội dung thú vị khi sinh viên không chỉ nghe giảng mà còn được tham gia thảo luận, trình bày, nghiên cứu, làm việc nhóm.... thông qua các buổi thảo luận, hội thảo sinh viên, case study, các buổi nói chuyện chuyên đề với các chuyên gia đến từ doanh nghiệp,... Hơn thế nữa, một số môn học "chuyên biệt" của ngành kế toán chỉ có ở Trường đại học Kinh tế giúp sinh viên gần hơn với thực tiễn và chuyên sâu hơn trong nghiên cứu như môn học "Kiểm toán dự án", "Những vấn đề hiện tại của kế toán"

 

Bên cạnh việc học tập, nghiên cứu khoa học sinh viên cũng được Khoa chú trọng. Sinh viên khoa KTKT luôn được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học, được các thầy, cô hỗ trợ tiếp cận thông tin, phương pháp nghiên cứu,... các chương trình R - talk cũng là các chia sẻ quan trọng, hỗ trợ sinh viên tiếp cận nghiên cứu khoa học. Bằng chứng cho hiệu quả của các hoạt động này là số lượng sinh viên nghiên cứu khoa học hàng năm của Khoa khá lớn và nhiều nhóm nghiên cứu đã đạt giải cao cấp khoa, cấp trường.

 

Bên cạnh việc học trên lớp, trong khóa học, sinh viên còn được tiếp xúc với doanh nghiệp thường xuyên thông qua các hoạt động tại Trường cũng như chương trình thực tập thực tế. Hàng năm, Khoa KTKT luôn tổ chức các chương trình thực tập thực tế gắn với hoạt động chuyên môn cho sinh viên. Việc tổ chức thực tập thực tế được Khoa tổ chức khoa học, gắn chặt với đối tác của Khoa là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các công ty kiểm toán như: . Đây cũng là điểm khác biệt lớn trong việc học tại Trường đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

 

3.  Ngoài học ra có gì vui?

Bên cạnh việc học hành, sinh viên của Khoa KTKT nói riêng và sinh viên Trường đại học Kinh tế, ĐHQGHN nói chung rất năng động trong các hoạt động xã hội, các hoạt động văn hóa thể thao. Nhiều câu lạc bộ, nhiều tổ chức hoạt động xã hội của sinh viên như chương trình "văn hóa UEB", "mùa đông ấm", các hoạt động thanh niên tình nguyện khác. Sinh viên ABC (khoá…) chia sẻ: (nói về việc em này và các bạn tham gia hoạt động ngoại khoá, tình nguyện, xã hội như thế nào, cảm thấy thế nào)

Bên cạnh đó, các cuộc thi mang tính chuyên môn cũng được nhiều bạn sinh viên tham gia như các cuộc thi "Chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp KTKT" do Khoa phối hợp với các đối tác là Vietsourcing, Hội nghề nghiệp KTKT Việt Nam, cuộc thi "Sinh viên tài chính" "360 Kinh tế phát triển"... là các sân chơi để các bạn sinh viên thể hiện khả năng nghề nghiệp, đồng thời cũng là cơ hội cho các bạn sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng, tiếp cận các cơ hội học bổng giá trị.


Sinh viên KTKT tham gia hoạt động tình nguyện

Sinh viên KTKT đạt giải 3 Cuộc thi Bóng đã nữ UEB năm 2015

4. Học bổng và học phí

Với mức học phí theo quy định chung của Chính phủ, sinh viên theo học tại Khoa KTKT được hưởng mức học phí thấp dù môi trường học tập rất thuận lợi và chuyên nghiệp. Hơn nữa, nếu có thành tích học tập tốt, sinh viên học tại Khoa có nhiều cơ hội dành các học bổng khác nhau của nhà Trường, của Đại học quốc gia, của các doanh nghiệp đối tác như: học bổng IMG (mức hiện tại 60 triệu đồng/giải nhất), học bổng Sacombank, học bổng ACCA, học bổng ICAEW, học bổng Yamaha,... và nhiều loại học bổng giá trị khác.


PGS.TS Trần Anh Tài - Chủ nhiệm Khoa KTKT nhận học bổng từ các đối tác

5. Cơ hội việc làm

Với ưu thế của Trường, của Khoa trong hệ thống giáo dục, nhiều sinh viên của Khoa được các công ty kiểm toán, các doanh nghiệp đón nhận ngay từ khi đi thực tập. Bên cạnh đó, sinh viên KTKT có nhiều cơ hội việc làm ở các đơn vị khác như các ngân hàng, các công ty chứng khoán,... Nhiều sinh viên của Khoa sau khi ra trường đã có việc làm tại các công ty kiểm toán lớn. Có thể nêu ra một vài ví dụ

Hàng năm, đồng thời với cuộc thi "Chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp" - cơ hôi tiếp cận với các công ty lớn trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, nhiều đơn vị về tận Trường tổ chức tuyển thực tập sinh - đây cũng là cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên chuyên ngành Kế toán Kiểm toán và được nhiều sinh viên háo hức tham gia.

(Khoa KTKT)


(Khoa KTKT)