Khoa Kinh tế Phát triển (VN)
 
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tuyển sinh Sau đại học năm 2012

Tại kỳ thi tuyển sinh SĐH năm 2011
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN thông báo tuyển sinh Sau đại học năm 2012 như sau:


1. Các ngành và môn thi tuyển:

1.1. Bậc Thạc sĩ (Cao học)

TT
Ngành/Chuyên ngành
Các môn thi tuyển
Ngoại ngữ
Môn cơ bản
Môn cơ sở
1

Kinh tế đối ngoại

Tiếng Anh
Toán kinh tế
Kinh tế học
2

Tài chính - Ngân hàng

Tiếng Anh
Toán kinh tế
Kinh tế học
3

Quản trị kinh doanh

Tiếng Anh
Toán kinh tế
Quản trị học
4

Quản lý kinh tế

Tiếng Anh
Kinh tế chính trị
Quản trị học

1.2. Bậc Tiến sĩ (Nghiên cứu sinh)
TT
Ngành
Các môn thi tuyển
Ngoại ngữ
Đánh giá Hồ sơ chuyên môn
1

Kinh tế chính trị

Tiếng Anh
2

Kinh tế đối ngoại

Tiếng Anh
3

Quản trị kinh doanh

Tiếng Anh

2. Thời gian thi tuyển:

- Đợt 1:Ngày 21 và 22 tháng 4 năm 2012

- Đợt 2:Ngày 08 và 09 tháng 9 năm 2012

3. Điều kiện dự thi:

3.1. Điều kiện dự thi tiến sĩ:

a. Điều kiện về văn bằng và công trình đã công bố: Người dự thi cần thoả mãn một trong các điều kiện sau:

- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp hoặc gần chuyên ngành đăng ký dự thi.

- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi. Trường hợp này thí sinh phải có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi và phải theo chế độ đối với người chưa có bằng thạc sĩ.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng loại giỏi trở lên và có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng, loại khá và có ít nhất hai bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

- Nội dung các bài báo phải phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi.

* Lưu ý:

- Đối với các thí sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp hoặc gần chuyên ngành đăng kí dự tuyển theo định hướng thực hành phải có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.

- Đối với các thí sinh ngành Kinh tế chính trị, thí sinh phải có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp hoặc gần chuyên ngành đăng ký dự thi. Trong năm 2012, Trường Đại học Kinh tế không nhận hồ sơ của thí sinh phải thi theo chế độ đối với người chưa có bằng thạc sĩ.

b. Điều kiện về thâm niên công tác: Người dự thi vào chương trình đào tạo tiến sĩ cần có ít nhất hai năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học), trừ trường hợp được chuyển tiếp sinh.

3.2. Điều kiện dự thi thạc sĩ:

a. Điều kiện về văn bằng

Đối với ngành Kinh tế đối ngoại (chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế)

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy ngành Kinh tế đối ngoại hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Kinh tế đối ngoại (Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế).

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Kinh tế đối ngoại (Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế) hoặc các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 05 môn (15 tín chỉ).

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy loại khá trở lên ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Kinh tế đối ngoại (Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế) hoặc các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 09 môn (27 tín chỉ).

Đối với ngành Tài chính-Ngân hàng (chuyên ngành Tài chính và ngân hàng)

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy ngành Tài chính - ngân hàng hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Tài chính - Ngân hàng.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Tài chính - ngân hàng hoặc các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 05 môn (15 tín chỉ).

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy loại khá trở lên ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Tài chính – ngân hàng hoặc các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 09 môn (27 tín chỉ).

Đối với ngành Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị kinh doanh)

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy ngành Quản trị kinh doanh hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị kinh doanh.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị kinh doanh hoặc các ngành khác thuộc nhóm ngành Kinh tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 05 môn (15 tín chỉ).

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy loại khá trở lên ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị kinh doanh hoặc các ngành khác thuộc nhóm ngành Kinh tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 09 môn (27 tín chỉ).

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy các ngành: Toán, Toán Tin, Công nghệ thông tin, Tin học ứng dụng, Quốc tế học, Luật học, Du lịch, Khoa học chính trị, Giáo dục chính trị, Tiếng Anh thương mại và các ngành Kĩ thuật được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 12 môn (34 tín chỉ).

Đối với chuyên ngành Quản lý kinh tế

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế chuyên ngành Quản lý kinh tế

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế có định hướng chuyên sâu (chuyên ngành) Quản lý kinh tế

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên sâu (chuyên ngành) Quản lý kinh tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 5 môn (15 tín chỉ).

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 9 môn (27 tín chỉ).

b. Điều kiện về thâm niên công tác

- Những người có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên và không thuộc diện phải học bổ sung kiến thức được dự thi ngay.

- Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi)

- Riêng đối tượng dự thi thạc sĩ Quản trị kinh doanh có bằng tốt nghiệp đại học chính quy (kể cả loại khá trở lên) các ngành: Toán, Toán Tin, Công nghệ thông tin, Tin học ứng dụng, Quốc tế học, Luật học, Du lịch, Khoa học chính trị, Giáo dục chính trị, Tiếng Anh thương mại và các ngành Kĩ thuật phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.

- Đối với người dự thi chuyên ngành Quản lý kinh tế: Thí sinh dự thi phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến quản lý kinh tế, kể cả người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày nhập học) tại một trong những vị trí, lĩnh vực công tác sau đây:

·          Lãnh đạo, chuyên viên, nghiên cứu viên các đơn vị có chức năng nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chính sách quản lý kinh tế của nhà nước hoặc của các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội.

·          Giảng viên giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

·          Lãnh đạo từ cấp phó phòng hoặc tương đương trở lên tại các tập đoàn kinh tế, các tổ chức kinh tế nhà nước và tư nhân.

c. Có đủ sức khoẻ học tập

3.2.4. Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của ĐHQGHN và của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

4. Thời gian đào tạo:

4.1. Đối với đào tạo tiến sĩ: 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ; 5 năm đối với người chưa có bằng thạc sĩ.

4.2. Đối với đào tạo thạc sĩ:  2 năm.

4.3. Thời gian kéo dài:  2 năm cho tất cả các loại trình độ và hình thức đào tạo.

5. Điều kiện được miễn môn Tiếng Anh: thí sinh được miễn thi ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:

- Có bằng đại học hệ chính quy ngành tiếng Anh;

- Có bằng đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở nước ngoài mà ngôn ngữ đã sử dụng trong học tập và nghiên cứu là tiếng Anh;

- Có bản gốc chứng chỉ tiếng Anh IELTS 4.0, TOEFL 400 điểm trở lên hoặc tương đương do Trường Đại học Ngoại ngữ cấp hoặc tổ chức thẩm định (đối với người dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ); IELTS 4.5, TOEFL 450 điểm trở lên hoặc tương đương do Trường Đại học Ngoại ngữ cấp hoặc tổ chức thẩm định (đối với người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ). Các chứng chỉ này có giá trị trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày cấp hoặc ngày dự thi;

- Có bản gốc chứng chỉ ngoại ngữ xác nhận trình độ dự tuyển đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội do Trường Đại học Ngoại ngữ cấp còn giá trị tương ứng với trình độ đào tạo đăng kí dự thi.

*Ghi chú: Trong thời gian 24 tháng kể từ khi tốt nghiệp đại học, cao học, cử nhân chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế, thạc sĩ chương trình đạt chuẩn quốc tế, đã đạt trình độ ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra theo quy định hiện hành của ĐHQGHN được miễn thi môn ngoại ngữ khi dự tuyển sinh đào tạo sau đại học bậc kế tiếp ở ĐHQGHN.

6. Chính sách ưu tiên:

6.1. Người dự thi thuộc một trong những đối tượng sau được ưu tiên trong tuyển sinh đào tạo sau đại học:

a. Có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo theo quy định của Chính phủ;

b. Th­ương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận được hư­ởng chính sách như­ thương binh;

c. Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng;

d. Ng­ười dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

6.2. Các đối tượng ưu tiên phải có đủ các giấy tờ minh chứng hợp lệtheo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn cùng với hồ sơ đăng kí dự thi. Các đối t­ượng đ­ược ­ưu tiên theo điểm a, Mục 6.1 phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc biệt phái công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận của chính quyền địa phương nơi công tác.

6.3. Thí sinh dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng thêm 10 điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ và 1 điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng một lần ưu tiên.

7. Quy định về Chuẩn trình độ ngoại ngữ đầu ra của các chương trình đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội quy định như sau:

7.1. Tương đương Chuẩn B1 của Khung tham chiếu Châu Âu (đối với tiếng Anh: tương đương 4.5 IELTS, hoăc 477 TOEFL) đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội;

7.2. Tương đương Chuẩn B2 của Khung tham chiếu Châu Âu chung (đối với tiếng Anh: tương đương 5.0 IELTS, hoặc 500 TOEFL) đối với chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng và chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội;

8. Hồ sơ dự thi: Theo mẫu phát hành tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

9. Thời gian nhận hồ sơ:

- Đợt 1: Từ 20/02/ 2012 đến  20/03/ 2012

- Đợt 2:Từ 10/07/ 2012 đến  10/08/ 2012

10. Lệ phí đăng kí hồ sơ dự thi:  

- Lệ phí đăng kí hồ sơ dự thi: 50.000 đồng/thí sinh

- Lệ phí dự thi: 300.000 đồng/thí sinh (250.000 đồng/thí sinh đối với thí sinh được miễn thi môn Tiếng Anh).

- Lệ phí thẩm định chứng chỉ ngoại ngữ không do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp 50.000 đ

  11. Địa điểm liên hệ: Phòng Đào tạo (Phòng 504, nhà E4), Trường Đại học Kinh tế, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội; Website: http://ueb.vnu.edu.vn

 Điện thoại: - Máy 1: 04.37450056            - Máy 2: 04.37549190 (máy lẻ 504, 524)


Trường ĐHKT - ĐHQGHN