Khoa Kinh tế Phát triển (VN)
 
INTERNATIONAL LECTURE SERIES 2: COMMODITIES: HAVE WE ENTERED A NEW SUPER‐CYCLE?

Tiếp nối thành công của chuyên mục "Chuỗi bài giảng quốc tế" của Khoa Kinh tế phát triển diễn ra vào tháng 6/2021. Ngày 17/07/2021 Khoa Kinh tế phát triển tiếp tục tổ chức chuỗi bài giảng quốc tế tháng 7 với chủ đề bài giảng “THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA: CÓ PHẢI CHÚNG TA ĐANG BƯỚC VÀO MỘT SIÊU CHU KỲ MỚI?”, với sự tham gia của hai diễn giả: Giáo sư Christopher L. Gilbert - Đại học Johns Hopkins và TS. Nguyễn Bích Diệp – Khoa KTPT, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN.


   Đây là chương trình mang tính thường kỳ của Khoa Kinh tế phát triển, chương trình thể hiện tính quốc tế hóa của Trường ĐH Kinh tế nói chung và Khoa KTPT nói riêng. 
   Kính mời các thầy/cô giáo và các bạn NCS, học viên, sinh viên toàn trường tham dự sự kiện cùng Khoa Kinh tế phát triển. Khoa KTPT rất mong các thầy/cô và các bạn NCS, học viên, sinh viên bớt chút thời gian lan tỏa thông tin cho các đối tượng có liên quan để sự kiện thành công tốt hơn. Thông tin sự kiện cụ thể:

INTERNATIONAL LECTURE SERIES 2: COMMODITIES: HAVE WE ENTERED A NEW SUPER‐CYCLE? 

Times: 14:00 PM, Jul 17, 2021 
Place: Online Meeting Zoom: Meeting ID: 987 3848 4854 - Passcode: 525184 
Lecturer: Prof. Christopher L. Gilbert - SAIS Bologna Center, Johns Hopkins University Moderator, lecturer: Dr. Nguyen Bich Diep - Faculty of Development Economics, University of Economics & Business, VNU
TÓM LƯỢC NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
 
THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA: 
CÓ PHẢI CHÚNG TA ĐANG BƯỚC VÀO MỘT SIÊU CHU KỲ MỚI?

 
   Chỉ số giá năng lượng của Ngân hàng Thế giới đã tăng 93% trong một năm tính đến tháng 6 năm 2021. Chỉ số giá kim loại và khoáng sản tăng 69% và chỉ số giá phân bón tăng 79%. Một số nhà kinh tế coi những đợt tăng giá này là kết quả của sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới vốn đã xuống tới mức rất thấp do Covid vào năm 2020. Theo quan điểm này, giá cả được kỳ vọng sẽ trở lại mức bình thường trong những tháng tới. Một số khác cho rằng xu hướng này tương tự như cái gọi là siêu chu kỳ kim loại và năng lượng bắt đầu từ năm 2004 và kéo dài đến năm 2014. Điều này có nghĩa là mức giá cao có thể tồn tại trong nhiều năm chứ không phải chỉ vài tháng. 
   Lý thuyết về thị trường hàng hóa cho rằng giá cả chịu ảnh hưởng của các cú sốc trong sản xuất và tiêu dùng, và những cú sốc này có thể có tác động dai dẳng. Tuy vậy, các mô hình tiêu chuẩn không đưa ra bất cứ cơ sở nào để cho rằng giá cả vận động theo chu kỳ. Một tập hợp lý thuyết khác nhấn mạnh vào “thời gian để xây dựng”. Một mỏ kim loại hoặc mỏ dầu mới sẽ cần ít nhất mười năm để đi vào sản xuất kể từ thời điểm bắt đầu đầu tư. Lý thuyết này ngụ ý rằng sự mất cân bằng giữa mức sản xuất và mức tiêu thụ dầu và kim loại có thể kéo dài, dẫn đến sự dao động về giá cả trong thời gian dài.
   Vậy dao động giá hiện tại có mang tính chu kỳ không? Tôi sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian để xem xét các khuôn mẫu giá cà phê, giá quặng đồng và quặng sắt. Đối với quặng đồng và quặng sắt, nhưng không phải với cà phê, các mô hình theo chu kỳ cung cấp mô tả tốt nhất về dữ liệu giá lịch sử. Mặc dù vậy, mô hình tự hồi quy không theo chu kỳ có nhiều khả năng phù hợp với thực tế hơn trong cả ba trường hợp. Áp dụng những hiểu biết này vào diễn biến giá cả hiện tại, tôi kết luận rằng chúng ta chưa bắt đầu một siêu chu kỳ mới vì giá hàng hóa không có tính chu kỳ. Giá quặng sắt (và do đó là thép) có thể giảm trở lại trong những tháng tới nhưng có những lý do chính đáng để kỳ vọng giá đồng sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài.
 
COMMODITIES: HAVE WE ENTERED A NEW SUPER‐CYCLE?
Christopher L. Gilbert
SAIS Bologna Center, Johns Hopkins University

   The World Bank’s energy price index rose by 93% in the year to June 2021. The metals and minerals index rose by 69% and the fertilizer index by 79%. Some economists regard these price rises as the consequence of the rapid recovery of the world economy from the very low Covid-induced levels of 2020. On this view, prices should be expected to revert to normal levels over the coming months. Other see parallels with the so‐called metals and energy super‐cycle that started in 2004 and extended to 2014. This suggests that high price may prevail for years rather than months.

   Standard commodity market theory sees prices as moved by shocks to production and consumption. These shocks may have persistent effects but there is no basis in standard models for the price paths to be cyclical. These models lead to prices which can be approximately modeled as autoregressions. Another set of theories emphasizes “time to build”. A new mine or oilfield development will take at least ten years to come into production following the initial investment go‐ahead. This theory implies that oil and metals production can be substantially out‐of‐line with consumption over extended periods. The result can be long swings.

Can we see the resulting long swings as cycles? It is easy to see cyclical patterns in historic price data but these patterns may just arise by chance. I use long data series to look at the price patterns in coffee, copper and iron ore prices. For copper and iron ore, but not coffee, cyclical models provide the best description of the historical price data. Despite this, a non‐cyclical autoregressive representation is more likely to correspond to reality in all three cases.

Applying these insights to current price developments I conclude that we are not at the start of a new super‐cycle since commodity prices are not cyclical. Iron ore (and hence steel) prices may drop back over the coming months but there are good reasons to expect the copper price to remain high for an extended period.
 
 

Khoa Kinh tế phát triển