Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc Tế (Fibe)
 
FTA thế hệ mới - tiếp cận thế nào dưới góc độ kinh tế chính trị?

FTA thế hệ mới - tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị thế nào là câu hỏi và cũng là lý do Khoa Kinh tế Chính trị tổ chức hội thảo khoa học vào ngày 22/1/2021 vừa qua tại Phòng 801, nhà E4, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học, các giảng viên, doanh nghiệp và các nghiên cứu sinh, sinh viên tham dự.


Thuật ngữ “Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới” được sử dụng để chỉ các FTA với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ như các “FTA truyền thống”; mức độ cam kết sâu nhất (cắt giảm thuế gần như về 0%, có thể có lộ trình); có cơ chế thực thi chặt chẽ và hơn thế, nó bao hàm cả những lĩnh vực được coi là “phi truyền thống” như: Lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư…

PGS.TS. Trần Đức Hiệp - Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Chính trị phát biểu khai mạc Hội thảo

Các đại biểu tham dự hội thảo

Diễn giả chính của Hội thảo là TS. Nguyễn Văn Hội (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương) và TS. Nguyễn Đức Bảo (giảng viên Trường Đại học Kinh tế). Tại hội thảo, thông qua các chia sẻ của các đại biểu FTA thế hệ mới đã được hé mở hơn. Các đại biểu đề cao giá trị quan trọng về tầm ảnh hưởng xã hội - yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hội nhập.


TS. Nguyễn Văn Hội (bên trái) - Diễn giả chính của hội thảo

Việt Nam hiện nay đã tham gia nhiều FTA, tuy nhiên, các FTA được coi là thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) - EVFTA. Việc tham gia hội nhập sâu rộng này của Việt Nam là chủ đề bàn luận và nghiên cứu sôi nổi trên nhiều diễn đàn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của những người nghiên cứu, giảng dạy và học tập chuyên ngành kinh tế chính trị và đặc biệt là từ góc nhìn của doanh nghiệp cần sự tiếp cận mới mẻ và gắn kết nhiều hơn với vấn đề an ninh, với sự tham gia sâu rộng của doanh nghiệp trong ký kết và thực hiện các hiệp định này, sự cởi trói và minh bạch hoá cam kết mở cửa, hoạt động mua sắm chính phủ…


Chia sẻ từ bà Nguyễn Thị Huyền - Tổng Giám đốc Vinasamex

Sinh viên Ngành Kinh tế tham gia nghiên cứu cùng thầy giáo TS. Vũ Đức Bảo

Hội thảo cũng đã thu hút được sự tham gia nghiên cứu của một số sinh viên với giảng viên về phản ứng chính sách, về gắn những vấn đề kinh tế - xã hội với chuyên ngành kinh tế chính trị, từ đó tạo lập cộng đồng kinh tế chính trị, tăng cường sự tự tin cho sinh viên Ngành Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hương Lan Khoa KTCT - ĐHKT


Các tin khác