Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc Tế (Fibe)
 
Đại biểu 38 nước tham dự Hội nghị Kinh tế trẻ Châu Á lần 5

Hà Nội là thành phố được lựa chọn tổ chức Hội nghị Kinh tế trẻ châu Á lần thứ 5 (ảnh: Laodong.com)
242 học giả quốc tế đến từ 38 quốc gia, thuộc 4 châu lục sẽ có mặt tại Hội nghị Kinh tế trẻ lần thứ 5 được tổ chức tại Hà Nội. Trong đó có 3 nhóm chính là Giáo sư, nhóm nghiên cứu và nhóm học giả trẻ.


Châu Á

Là châu lục chủ nhà so với các châu lục khác vì vậy mà đại biểu đến từ châu lục lớn nhất thế giới này tham dự nhiều nhất. Có tới học giả của 17 nước ở châu Á tham dự, trong đó có 6 nước tại khu vực Đông Nam Á.

Các nước có học giả tham dự Hội nghị gồm: Iran, Malaysia, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Philippine, Indonesia, Singapore, Băng-la-đét, Thái Lan, Srilanka, Ấn Độ, Nê-pal, Butan, Pakistan, Nhật Bản, và nước chủ nhà Việt Nam.

Các đại biểu tham dự lần này được chia làm 3 nhóm chính: Nhóm Giáo sư, Nhóm Nghiên cứu và Nhóm học giả trẻ. Trong đó Nhóm Giáo sư có 40 người đến chủ yếu từ các trường đại học nổi tiếng thế giới. 29 nhà nghiên cứu đến từ các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu và nghiên cứu độc lập còn lại là lực lượng học giả trẻ hùng hậu đã và đang thực hiện các dự án, các luận án nghiên cứu sinh về lĩnh vực kinh tế vĩ mô, quản trị công.

Châu Á là châu lục có diện tích lớn nhất và dân số đông nhất so với các châu lục khác. Và lần này (tháng 8/2019) Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội được lựa chọn là nơi tổ chức hội thảo Kinh tế trẻ. Đây là hội thảo thứ 5 trong chuỗi hội thảo khu vực do YSI - INET tổ chức.
Châu Mỹ

Châu Mỹ là châu lục lớn thứ 2 sau châu Á, nhắc đến châu lục này không thể không nhắc đến quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới là Hoa Kỳ. Ngoài ra, học giả đến từ 2 quốc gia láng giềng ở Bắc Mỹ là Mexico và Canada cũng có mặt.

Ở khu vực Mỹ La-tinh có học giả đến từ các nước có nền kinh tế mới nổi là Brazil, Agrentina và Colombia. Đây đều là những quốc gia rộng lớn, giàu tài nguyên và vươn lên mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây, đặc biệt là Brazil khi lọt vào top 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

 
 

 Châu Mỹ bao gồm 2 lục địa là Bắc Mỹ và Nam Mỹ (Mỹ La-tinh)

Châu Âu

Lục địa già có đại biểu đến từ 12 quốc gia. Là châu lục có nền kinh tế phát triển và ổn định hơn cả, châu Âu không chỉ là trung tâm tài chính thế giới mà còn là trung tâm tri thức, học thuật.

Tham dự Hội nghị lần này, các nước lớn có thể kể đến đó là Anh, Đức, Pháp, Italia, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Hà Lan. Ngoài ra, học giả một số nước nhỏ như Ai-len, Gruzia, Albania cũng có đại diện góp mặt.

 

 Châu Âu là châu lục có sự phát triển đồng đều hơn cả giữa các quốc gia

Châu Phi

Lục địa đen từ trước đến nay được biết đến là châu lục kém phát triển hơn cả bởi khí hậu khắc nghiệt, tài nguyên thiên nhiên không phong phú và vấn đề xung đột sắc tộc, bệnh dịch… Lần thứ 3, Hội nghị được tổ chức tại Zimbabwe đã tập trung giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ở châu Phi, giúp các quốc gia tìm  ra một số giải pháp, đưa ra chính sách ưu việt ổn định kinh tế. Lần tổ chức thứ 5 này, Hội nghị dành riêng một nhóm nội dung về Châu Phi để các học giả thảo luận chuyên sâu.

Đại biểu châu Phi tham dự Hội nghị đến từ 4 quốc gia đó là Zimbabwe, Ghana, Namibia và Nigienria.

 

 Lục địa đen là châu lục có nền kinh tế phát triển chậm do thời tiết khắc nghiệt và xung đột sắc tộc diễn ra liên miên

________________
 
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
- Hội nghị Kinh tế trẻ Châu Á 2019 (YSI Asia Convening 2019)
- 5 diễn giả nổi tiếng thế giới sẽ đến dự Hội nghị Kinh tế trẻ Châu Á tại ĐHKT

Văn Công


Các tin khác