Kỷ niệm 10 năm thành lập
 
CEDS: tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính giáo dục

Vừa qua, TS. Phạm Vũ Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (CEDS) Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tham dự hội thảo “Tài chính và Quản trị giáo dục” do Khoa Sau đại học về Nghiên cứu Hợp tác Quốc tế (GSICS), Trường Đại học Kobe (Nhật Bản) tổ chức.


Đây là cơ hội để trao đổi những nghiên cứu mới nhất về tài chính giáo dục của các nước đang phát triển.

Tại hội thảo, TS. Phạm Vũ Thắng đã có bài trình bày “Tài chính giáo dục tiểu học tại Việt Nam: Góc nhìn từ cấp độ trường học”. Đây là kết quả nghiên cứu định lượng ban đầu, đánh giá về chính sách tài chính cho các trường tiểu học ở Việt Nam.

Trong thời gian tham dự hội thảo, TS. Phạm Vũ Thắng cũng đã có những trao đổi và kết nối với GS. Keiichi Ogawa (Khoa Sau đại học về Nghiên cứu Hợp tác Quốc tế (GSICS) - Trường Đại học Kobe Nhật Bản) và các chuyên gia quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực tài chính giáo dục. Từ đó, mở rộng mạng lưới nghiên cứu và cùng đề xuất các nghiên cứu tài chính giáo dục mới trong tương lai.

 
TS. Phạm Vũ Thắng và các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Chuyến công tác của TS. Phạm Vũ Thắng đã xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp và mở ra những cơ hội hợp tác và phát triển trong tương lai.

Được thành lập từ năm 2003, CEDS đã triển khai các đề tài nghiên cứu về tài chính giáo dục  đại học và giáo dục phổ thông như: Nghiên cứu đánh giá chi tiêu công cho giáo dục của Việt Nam (Ngân hàng Thế giới, 2015); tính toán chi phí đào tạo đại học của Việt Nam (Ngân hàng Thế giới, 2012); tính toán chi phí đầu tư cơ sở vật chất cho các trường tiểu học thực hiện dạy học cả ngày (Ngân hàng Thế giới, 2014); nghiên cứu chi tiêu của cha mẹ cho giáo dục phổ thông của Việt Nam (BTC Vương quốc Bỉ, 2015). Đến nay, CEDS đã khẳng định uy tín và năng lực nghiên cứu của mình trên lĩnh vực nghiên cứu tài chính giáo dục.


Ngọc Quỳnh (CEDS)