Khoa _KTPT cũ
 
Seminar khoa học “Việt Nam hội nhập thương mại quốc tế"

Ngày 21/2/2008, lớp QH-2005-E CLC chuyên ngành Kinh tế Quốc tế Trường ĐH Kinh tế đã tổ chức Seminar khoa học với chủ đề “Việt Nam hội nhập thương mại quốc tế" (Vietnam’s Integration Into International Commerce) dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng - giảng viên Khoa Kinh tế Quốc tế.


1. The major trends of the modern international commerce and their impacts on Vietnamese enterprises
Nhóm 1: Nguyễn Huệ Anh, Phạm Thị Quỳnh Anh, Hoàng Thanh Bình, Lê Ngọc Hà, Vừ Hải Hà.

2. Adjustments of international commerce policies of Viet Nam to commitments of WTO.

Nhóm 2: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thu Hằng, Phạm Thị Hoa, Lê Diệu Linh, Nguyễn Thị Phương Linh.

3. World petroleum market and its influence on Vietnam market

Nhóm 3: Nguyễn Thị Thanh Mai, Vũ Lê Minh, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Cù Thị Nhung, Trần Khánh Như.

 

4. Solutions for Vietnamese enterprises to adapt to trade disputes

Nhóm 4: Nguyễn Thị Kim Oanh, Vũ Thu Thủy, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thu Trang

5. How can Vietnamese enterprises negotiate effectively with foreign trading partners, the case of Chinese partner

Nhóm 5: Đào Tú Uyên, Hoàng Phương Thảo, Đào Thị Vân, Mai Thị Xuân.

Trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 12 giờ, 5 nhóm lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu bằng Tiếng Anh có độ dài trung bình 60 trang. Theo đánh giá của nhiều thầy cô giáo và người tham dự: các chuyên đề về thương mại quốc tế đã bao quát đầy đủ những vấn đề về lý thuyết, chính sách và thực tế; đồng thời sinh viên đã phần nào thể hiện được kỹ năng sử dụng, trình bày một vấn đề khoa học và xử lý tình huống bằng tiếng Anh.
Với sự hỗ trợ kịp thời về tài chính và tinh thần từ Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa KTQT, Phòng ĐT&NCKH, đặc biệt từ Chủ nhiệm Khoa KTQT và giáo viên chủ nhiệm lớp - TS. Nguyễn Kim Anh, buổi seminar đã thu được kết quả tốt đẹp. Sinh viên lớp QH-2005-E CLC đã được thảo luận những vấn đề mà mình quan tâm và quan trọng hơn là ai nấy đều cảm nhận được một không khí mới, một niềm phấn khởi - say mê mới trong học tập và NCKH.
Dù là lần đầu tiến hành seminar NCKH bằng tiếng Anh, nhưng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, buổi thảo luận đã đạt được những thành công về cả kiến thức chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu và thực hành tiếng Anh ứng dụng. Hy vọng rằng, các hình thức seminar tương tự như vậy sẽ được tổ chức nhiều hơn và chuyên nghiệp hơn, nhằm khuyến khích sinh viên hăng say nghiên cứu khoa học và tích cực trau dồi tri thức cho hành trang tương lai mỗi sinh viên nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Trường ĐHKT nói chung.


Hoàng Thanh Bình