Khoa Tài chính - Ngân hàng
 
Monday Finance Series Số 7 bàn luận về chính sách tiền tệ tối ưu trong các điều kiện ràng buộc

Chủ đề được đông đảo các nhà khoa học quan tâm
Ngày 12/4/2021, TS. Phạm Thanh Sơn - Giảng viên khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã chia sẻ về chủ đề "Negotiating the Wilderness of Bounded Rationality through Robust Policy", trực tiếp tại Văn phòng khoa Tài chính - Ngân hàng.


Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

 
 
Hoạch định chính sách tiền tệ (CSTT) của một ngân hàng trung ương (NHTW) dựa trên các mục tiêu cơ bản được cụ thể hóa bằng luật pháp, trong đó, hai mục tiêu cơ bản nhất là ổn định lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế. Trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ, ngân hàng Trung ương (NHTW) đứng trước hai sự lựa chọn: Một là thực thi chính sách linh hoạt (hay tùy nghi), tức là tùy theo điều kiện thực tế tại từng thời điểm, NHTW có thể ra các quyết định phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra; Hai là tuân thủ các quy tắc điều hành đã được đề ra từ trước.
 
 
Trong bài chia sẻ, TS. Phạm Thanh Sơn đã đề xuất xây dựng mô hình kỳ vọng tối ưu trên cơ sở 3 mô hình Rational Expectation Model (RE); Euler Learning Model (EL)Myopia Formation Model (BR). Bài trình bày đã thu hút sự thảo luận của các giảng viên, Nghiên cứu sinh trong lĩnh vực tài chính công về sự kết nối của kết quả nghiên cứu với việc điều hành của chính sách tiền tệ của Việt Nam trong thời gian qua.

Loan Vu - TCNH