Khoa Tài chính - Ngân hàng
 
Các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc tích cực giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong quý III. Chính phủ Trung Quốc cải tổ công cụ lãi suất trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại. Các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc cảnh báo thời kỳ khó khăn sắp đến



Mặc dù báo cáo lợi nhuận tăng, các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc vẫn đánh tín hiệu thời kỳ khó khăn sắp đến. Kết quả kinh doanh quý III của các ngân hàng lớn nhất, như Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BoC) và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), đều cho thấy nợ xấu giảm và mức trích lập dự phòng tăng lên.

Xu hướng giảm nợ xấu và tăng trích lập dự phòng nợ xấu diễn ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trì trệ. Tốc độ tăng trưởng quý III của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đạt mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1990, với ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại bắt đầu lan sang các lĩnh vực mới, bao gồm cả tài chính.

Trong 9 tháng đầu năm nay, Trung Quốc xóa được 1.400 tỷ nhân dân tệ (198 tỷ USD) nợ xấu, cao hơn gần 177 tỷ nhân dân tệ so với cùng kỳ năm ngoái, ông Huang Hong, phó chủ tịch Hội đồng quản lý lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc, cho biết. Tính đến cuối tháng 6, khối ngân hàng Trung Quốc ghi nhận 2.200 tỷ nhân dân tệ nợ xấu, mức cao nhất trong ít nhất 15 năm qua, theo cơ quan này.

Trung Quốc vừa thực hiện đợt cải tổ nhằm giúp hệ thống lãi suất có tính định hướng thị trường hơn. Lãi suất thị trường mới (loan prime rate) sẽ được quyết định dựa trên các đề nghị của một hội đồng gồm 18 ngân hàng, thay vì được ấn định bởi ngân hàng trung ương. Trong ngắn hạn, điều này có thể khiến biên lợi nhuận của các ngân hàng giảm xuống do nhu cầu tín dụng suy yếu trong bối cảnh kinh tế trì trệ.


Thanh Long http://cafef.vn/cac-ngan-hang-lon-nhat-trung-quoc-canh-bao-thoi-ky-kho-khan-sap-den-20191102131103327.chn