Khoa Tài chính - Ngân hàng
 
Những ai là diễn giả trong Hội thảo “Giáo dục tài chính trong đẩy mạnh phổ cập tài chính ở Việt Nam”?

TS. Cấn Văn Lực thường xuyên tham dự các hội thảo do Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN tổ chức
Ngày mai (23/3), Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế “Giáo dục tài chính trong đẩy mạnh phổ cập tài chính ở Việt Nam” sẽ có rất nhiều diễn giả nổi tiếng cả trong và ngoài nước tham dự.


Sau đây là những diễn giả sẽ tham dự Hội thảo ngày 23/3, tại phòng 801, ĐH Kinh tế - ĐHQGHN.
1. Ông Alwaleed Alatabani, Chuyên gia trưởng trong lĩnh vực tài chính của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam. Ông là lãnh đạo nhóm hoạt động và chương trình của ngân hàng thế giới về tài chính và các thị trường thế giới.
2. TS. Antonis Malagardis, Giám đốc chương trình khu vực về thúc đẩy khung pháp lý đối với các thị trường bảo hiểm dành cho người nghèo ở châu Á. Ông gia nhập GIZ năm 2009 với vai trò Giám đốc của chương trình bảo hiểm vi mô đối với an sinh xã hội (MIPSS) tạo Philippines. Ông sinh ra tại Hy Lạp, có bằng về luật và kinh tế tại Đại học Athens và nhận bằng tiến sĩ tại Berlin trong lĩnh vực kinh tế chủ đề rủi ro thay đổi tỷ giá và rủi ro vỡ nợ của Chính phủ (1989)
3. TS. Cấn Văn Lực, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV. Ông là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính ngân hàng, ông từng được rất nhiều hãng thông tấn quốc tế mời tham gia bình luận các vấn đề kinh tế. Ông Lực có bằng tiến sĩ Quản trị Kinh doanh chuyên ngành tài chính tại ĐH Monash, bằng học bổng của Chính phủ Úc.
4. TS. Koh Noi Keng, Chủ tịch mạng lưới hiểu biết tài chính cho giáo viên, Viện giáo dục quốc tế, Đại học công nghệ Nanyang, Singapore. Bà là người đi đầu trong các chương trình đào tạo, nghiên cứu và các sự kiện nhằm nâng cao nhận thức và định hướng cho các giáo viên để nâng cao kiến thức về tài chính cho học sinh, sinh viên trong môi trường học tập. Bà là tác giả của sách giáo khoa và nguồn dữ liệu trực tuyến và là cố vấn cho Hiệp hội các nhà giáo dục về thương mại Singapore và Câu lạc bộ đầu tư Đại học Công nghệ Nanyang với 5000 thành viên.
Một hội thảo do Trường ĐH Kinh tế tổ chức năm 2017 
5. TS. EverettMyers, nguyên Giáo sư ĐH New York. Ông từng được nhận Giải thưởng Paul S.Lomax bậc Tiến sĩ của ĐH New York, giải thưởng Nghiên cứu chuyên nghiệp từ Viện nghiên cứu chuyên môn thuộc ĐH New York năm 2014. Ông có hơn 15 kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Berkeley, ĐH New York và ĐHQGHN. Ông có bằng tiến sĩ Quản trị, Lãnh đạo và Công nghệ của ĐH New York.
6. Bà Magdalena Segre, Chuyên gia tư vấn tổ chức hợp tác phát triển (GIZ). Bà có hơn 25 năm kinh nghiệm về nghiên cứu quốc tế, tư vấn chính sách, quản lý, điều phối và đánh giá dự án, bà có bằng Cử nhân về Lịch sử và Kinh tế tại ĐH Buenos Aires và thạc sĩ về quan hệ quốc tế hợp tác phát triển.
7. TS. Đinh Thị Thanh Vân, Phó chủ nhiệm khoa Tài chính Ngân hàng, ĐH Kinh tế - ĐHQGHN, đồng sáng lập Mạng lưới tăng cường hiểu biết tài chính cho Việt Nam. TS. Thanh Vân có trên 15 kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, lĩnh vực tư vấn chủ yếu của TS. Vân đó là phân tích mô hình tài chính, quản trị tài chính doanh nghiệp và quản trị hoạt động của ngân hàng.
8. TS. Nguyễn Đăng Tuệ, CFA, ĐH Bách khoa Hà Nội, đồng sáng lập Mạng lưới tăng cường hiểu biết tài chính cho Việt Nam. Hiện anh đang là giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý, ĐH Bách khoa Hà Nội, TS. Tuệ có bằng tiến sĩ kinh tế quốc tế tại Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản năm 2012. TS. Tuệ có trên 10 năm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý trong lĩnh vực tài chính và giáo dục, ngoài ra anh còn tham gia các hoạt động tư vấn cho các tổ chức quốc tế như UNDP, USAid.
9. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hân, chuyên gia phân tích chương trình, UNDP Việt Nam.
10. TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, Giám đốc Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Hà Nội. Bà là tác giả cuốn sách “Bảo hiểm tiền gửi - nguyên lý, thực tiễn và định hướng”.

Nguyễn Công