Khoa Tài chính - Ngân hàng
 
Hội nghị Nghiên cứu khoa học sinh viên Khoa Kinh tế chính trị năm 2008

Chiều ngày 17/4/2008, Khoa Kinh tế Chính trị - Trường ĐHKT, ĐHQGHN đã tổ chức Hội nghị Nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2007-2008. Đây là hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên cấp khoa đầu tiên của Trường ĐHKT được tổ chức trong năm nay.


Tham dự hội nghị có các cán bộ, giảng viên, sinh viên Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế, đặc biệt hội nghị đã thu hút được sự quan tâm và hiện diện của đông đảo sinh viên Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Phân viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hội đồng đánh giá công trình nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên năm nay gồm: PGS.TS Phạm Văn Dũng - Chủ tịch; PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân, Thư ký; TS. Vũ Thị Dậu, Ủy viên.
Có 9 công trình nghiên cứu khoa học được đã trình bày tại hội nghị. Các báo cáo viên đã lần lượt trình bày công trình nghiên cứu khoa học và bảo vệ quan điểm của mình trước Hội đồng.
Nhìn chung, các công trình NCKH của sinh viên Khoa Kinh tế Chính trị năm nay khá đa dạng, đề cập tới nhiều vấn đề như: vai trò kinh tế của nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; tác động của công nghiệp hóa tới việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhà nước; văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam; phát triển công nghệ thông tin, nông nghiệp, làng nghề…
Các luận điểm mà báo cáo viên đưa ra đã trở thành những chủ đề để hội nghị tham gia thảo luận sôi nổi. Nổi bật như: “Ưu tiên khuyến khích các ngành sử dụng nhiều lao động, đồng thời tránh cái bẫy lao động rẻ. Vậy bẫy lao động rẻ là gì?” Hay khái niệm “phát triển” và “cách mạng” khác nhau như thế nào? Chính sách của từng tỉnh thì được coi là chính sách vĩ mô hay vi mô? Đồng thời thông qua sự giải thích, nhận xét của Hội đồng, các báo cáo viên và các thành viên tham dự có thể củng cố thêm kiến thức về những vấn đề này.
Kết thúc hội nghị, Hội đồng đánh giá các công trình NCKH đã quyết định chọn ra 2 công trình tiêu biểu để tham gia Hội nghị NCKH sinh viên cấp Trường ĐHKT. Đó là công trình: “Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa đến vẫn đề việc làm cho lao động ở ngoại thành Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của sinh viên Cao Thái Hùng, lớp K49 KTCT và “Văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” của sinh viên Đặng Minh Đức, lớp K50 KTCT.

DANH SÁCH SINH VIÊN BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH CẤP KHOA KTCT 

TT

Họ và tên

Lớp

Tên đề tài

Giáo viên hướng dẫn

1

Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Mai

K51

Nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO

Th.S Phạm Văn Chiến

2

Vũ Đức Cường

K50

Cách mạng công nghệ thông tin ở Trung Quốc và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam

Th.S Trần Quang Tuyến

3

Đồng Văn Chung, Nguyễn Trường Nam, Ngô Thu Anh

K51 K51 K52

Vai trò kinh tế của nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Th.S Lê Vân Anh

4

Đặng Minh Đức

K50

Văn hoá kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

PGS.TS Phạm Văn Dũng

5

Phạm Thị Hiệp Định

K49

Vai trò của thị trường khoa học và công nghệ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Th.S Nguyễn Hữu Sở

6

Cao Thái Hùng

K49

Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá đến vấn đề việc làm cho lao động ở ngoại thành Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Th.S Trần Quang Tuyến

7

Nguyễn Xuân Hoà

K51

Phát triển làng mộc Thái Yên - Hà Tĩnh

PGS.TS Phan Huy Đường

8

Đặng Thị Nhã

K49

Trung Quốc nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN khi gia nhập WTO và bài học cho Việt Nam

TS Vũ Thị Dậu

9

Trần Thanh Tú

K49

Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam

Th.S Trần Quang Tuyến


Tin: Phùng Nam Thái, Khoa Kinh tế Chính trị Ảnh: Nguyễn Tuấn Hùng