Khoa Tài chính - Ngân hàng
 
Tâm điểm khủng hoảng tài chính thế giới

Việc thế giới những nước đang phát triển giải quyết khủng hoảng như thế nào sẽ ảnh hưởng đến kinh tế và chính trị thế giới trong một thời gian dài.


Trong năm qua, nền kinh tế những nước mới nổi bình thản theo dõi cơn bão khủng hoảng tài chính của phương Tây.
Ngân hàng của họ không có tài sản cho vay thế chấp, loại hình tài sản đã đánh sập tổ chức tài chính tài chính phương Tây. Công ty xuất khẩu hàng hóa vẫn phát triển tốt nhờ giá nguyên liệu thô tăng cao.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng tốt. Từ Budapest cho đến Brazil, tín dụng dồi dào khiến nhu cầu nội địa tăng. Ngay cả khi người ta nói ngày một nhiều về việc thế giới các nước giàu đang phải trải qua khủng hoảng tài chính tệ hại nhất sau lần Đại Suy Thoái năm 1929, nền kinh tế các nước đang phát triển vẫn còn ở xa tâm bão khá nhiều.
Điều đó nay không còn nữa. Khi lượng vốn nước ngoài giảm sút, lòng tin của người tiêu dùng đi xuống, thị trường chứng khoán sụt giảm (trong nhiều trường hợp sụt giảm đến một nửa), đồng nội tệ mất giá.
Việc tín dụng thắt chặt gây nhiều hậu quả lớn, ngân hàng nước ngoài ngừng cho vay, họ giảm đi cả hoạt động ngân hàng cơ bản nhất trong đó có tín dụng.
Cũng giống như các nước phát triển, các chính phủ cố gắng hạn chế tác động xấu. Những nước có trữ lượng ngoại tệ lớn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi làm việc này. Hàn Quốc giành 100 tỷ USD để bảo đảm nợ ngân hàng.
Những nước không có khả năng như vậy viện đến sự trợ giúp của bên ngoài. Hungary giành được khoản vay 6,6 tỷ USD từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và họ đồng thời thương lượng giành khoản vay khác từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Ukraina cũng làm tương tự như vậy. Khoảng 12 nước khác đang nói chuyện để nhận được hỗ trợ tài chính.
Nước nào có vấn đề tồn tại quá lâu đang gặp nhiều khó khăn hơn. Achentina quốc hữu hóa một số quỹ hưu trí. Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn chung đi xuống. Số liệu mới công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại trong quý 3, mức tăng trưởng 9%, đây vẫn là mức tăng trưởng cao, thế nhưng mức này thấp hơn hẳn so với tốc độ hai con số của nước này những năm gần đây.
Việc những nước đang phát triển ứng phó như thế nào với khủng hoảng tài chính sẽ quyết định liệu kinh tế thế giới sẽ suy thoái sâu hay cái gì tệ hại hơn thế.
Tình hình tại mỗi nền kinh tế của từng nước đang phát triển khác nhau, nhưng ảnh hưởng tích hợp của tất cả nhóm những nước này là rất lớn. Việc từng nước này ứng phó như thế nào sẽ quyết định liệu kinh tế thế giới sẽ suy thoái sâu hay cái gì tệ hại hơn thế.
Các nước đang phát triển chiếm tới ¾ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong suốt 18 tháng qua. Số phận các nền kinh tế này ra sao còn có ảnh hưởng chính trị nhất định.
Tại nhiều nơi, ví như Đông Âu, khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới nhiều chính phủ yếu. Và ngay cả những chính phủ mạnh hơn không tránh khỏi chịu tác động. Một số người tin rằng Trung Quốc cần duy trì được tốc độ tăng trưởng 7% để có thể ngăn bất ổn xã hội.
Không giống nhiều lần khủng hoảng khác tại thị trường các nước mới nổi, cuộc khủng hoảng lần này có nguyên nhân từ những nước giàu do thị trường vốn ngày một liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu thị trường tiền tệ hay các nền kinh tế các nước đang phát triển sụp đổ, người ta sẽ đặt câu hỏi ngày một lớn hơn về sự đúng đắn của nền tài chính toàn cầu.
May mắn, bức tranh này không phải hoàn toàn những màu tối. Phần lớn nền kinh tế các nước đang phát triển sẽ tăng trưởng chậm lại, một số sẽ suy thoái sâu. Tuy nhiên khả năng của nhiều nước đã mạnh hơn trước nhiều với trữ lượng ngoại tệ lớn, đồng nội tệ linh hoạt và ngân quỹ dồi dào. Chính sách tốt tại nội địa cũng như tại thế giới nước giàu sẽ có thể ngăn được thảm họa.
Có lý do để hy vọng rằng tác động từ cuộc khủng hoảng của các nước giàu có thể kiểm soát được. Nhu cầu đi xuống tại thị trường Mỹ và châu Âu ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu đặc biệt là tại châu Á và Mêhicô.
Giá hàng hóa hạ, giá dầu hạ gần 60% từ mức đỉnh cao, giá nhiều loại hàng hóa nông nghiệp và kim loại cũng hạ. Việc này gây ra nhiều tác động khác nhau. Giá hàng hóa hạ tác động đến công ty xuất khẩu hàng hóa từ Nga cho đến Nam Mỹ nhưng lại giúp làm giảm lạm phát.
Cú sốc lớn hơn là cú sốc tài chính. Giá trị tài sản đang bốc hơi khi giá tài sản ngày một hạ. Giá nhà đất tại Trung Quốc đã bắt đầu giảm. Lòng tin của người tiêu dùng vì thế sẽ đi xuống dù rằng người tiêu dùng ở đây không phải chịu nhiều nợ nần như người dân các nước phát triển.
Đây đó, tín dụng khó khăn, các quỹ đầu tư nước ngoài rút khỏi thị trường trái phiếu cản trở tăng trưởng kinh tế. Trước đây, khi tín dụng dồi dào kích thích tiêu dùng thì nay khi tín dụng thắt chặt, tăng trưởng sẽ chậm hơn.
Tác động đối với từng quốc gia cũng khác nhau. Nhờ vào thặng dư tài khoản vãng lai lớn tại Trung Quốc và nhiều nước xuất khẩu dầu mỏ vùng Vịnh, nhìn chung các nước đang phát triển sẽ vẫn có khả năng đầu tư tốt. Tuy nhiên khoảng hơn 80% sẽ có thâm hụt khoảng 5% GDP. Phần lớn các nước này phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn từ nước ngoài.
Lo lắng lớn hiện nay là khu vực Đông Âu nơi nhiều nước có thâm hụt hai con số. Không chỉ có vậy ngay cả những nước có thặng dư lớn như Nga cũng có các ngân hàng quen với việc vay tiền quá dễ dàng từ nước ngoài do sự tích hợp của hệ thống tài chính toàn cầu. Khi nước giàu phải tập trung khả năng tài chính để ứng cứu cho ngân hàng của họ, lượng tiền sang thế giới các nước đang phát triển sẽ giảm bớt.
Tình trạng thắt chặt tín dụng hết sức khắc nghiệt, tuy nhiên phần lớn những nước đang phát triển sẽ tránh được thảm họa. Những nước lớn nhất vẫn đang trong trạng thái phát triển tốt. Nước chịu tác động mạnh nên được giúp đỡ.
Trung Quốc sẽ luôn là nước đi đầu trong nhóm nước đang phát triển. Với dự trữ ngoại tệ dồi dào, thặng dư tài khoản vãng lai lớn, các ngân hàng nội địa không liên quan nhiều tới ngân hàng ngoại, nước này vẫn có đà kích thích tăng trưởng tiêu dùng.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể giảm xuống mức 8%, tuy nhiên sẽ không bao giờ sụp đổ. Dù điều này là không đủ để cứu kinh tế thế giới, nhưng mức tăng trưởng đó sẽ giúp đặt ra mức sàn cho giá hàng hóa và điều này sẽ giúp cho những nước đang phát triển khác.
Một số nền kinh tế lớn khác sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nhưng có thể vượt qua được cơn bão này. Ấn Độ bị thâm hụt ngân quỹ lớn. Nga có đủ khả năng tài chính để vượt qua tình trạng hiện nay.
Tình hình sắp tới sẽ vẫn còn nhiều khó khăn bởi tín dụng thắt chặt, sẽ có những sự điều chỉnh nhất định. Một số nước đang phát triển đã viện đến sự hỗ trợ thanh khoản của Cục Dự Trữ Liên Bang (FED), một số nước hi vọng Trung Quốc sẽ hỗ trợ họ.
Một kênh hỗ trợ khác đến từ IMF, họ có khoảng 250 tỷ USD để cho vay. Có một điều đáng tiếc là việc vay tiền từ tổ chức này có rất nhiều ràng buộc phức tạp. Điều này cần phải thay đổi. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) cần phát triển thêm công cụ tài chính linh hoạt và giảm bớt điều kiện cho vay.

(Vitinfo)