Thông tin cho đối tác
 
Hội thảo quốc tế về chính sách kích cầu của Châu Á thu hút sự quan tâm đặc biệt

Sáng ngày 9/11, Trường ĐHKT - ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo quốc tế "Đánh giá chính sách kích cầu của các nước Châu Á năm 2009" tại số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.


Tham dự hội thảo có PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKT - ĐHQGHN; GS. David Tripe - PCN Khoa Kinh tế Tài chính, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng, Đại học Massey, New Zealand; PGS.TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; TS. Cấn Văn Lực - Cố vấn Cao cấp Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng ĐT&PT VN (BIDV); TS. Vũ Đình Ánh - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả, Bộ Tài chính; GS. John Walsh - Đại học Shinawatra , Thái Lan; GS. Hiromitsu Takemi - Chủ nhiệm Khoa Sau đại học Tài chính - Kế toán, Đại học Chiba, Nhật Bản; TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN; lãnh đạo cấp cao đại diện các cơ quan chính phủ, cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan lý luận và nghiên cứu, lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo của các trường đại học, lãnh đạo các hội - hiệp hội, doanh nghiệp, các cán bộ nghiên cứu và đông đảo giảng viên Trường ĐHKT - ĐHQGHN.

GS. David Tripe - PCN Khoa Kinh tế Tài chính, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng, Đại học Massey, New Zealand

Hội tho quy t 25 bài viết và trên 100 đại biểu bao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính ngân hàng ca Vit Nam và quc tế (Anh, Nht Bn, NewZealand, Thái Lan,…).

Dưới sự chủ trì của PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Hội thảo đã mở màn với việc đánh giá tổng quan tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến các nền kinh tế Châu Á, GS. David Tripe; PGS.TS. Trần Đình Thiên; TS. Cấn Văn Lực đã có 3 bài tham luận liên quan đến vấn đề này.
PGS.TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Tiếp đó, TS. Vũ Đình Ánh; GS. John Walsh; GS. Hiromitsu Takemi và TS. Nguyễn Đức Thành đã tham dự hội thảo với các tham luận liên quan đến quan điểm, phương thức và kết quả thực hiện chính sách kích thích kinh tế điển hình Châu Á và Việt Nam.

TS. Cấn Văn Lực - Cố vấn Cao cấp Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng ĐT&PTVN
Trong phần thảo luận này, các đại biểu tham dự hội thảo tập trung chủ yếu về đánh giá chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam (Chính sách hỗ trợ lãi suất những khoản vay ngắn hạn, thực hiện chương trình bảo lãnh tín dụng mới, thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế…).
Ngoài ra, các kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị chính sách tài khóa quốc gia cũng đã được các nhà khoa học về kinh tế đưa ra bàn thảo sôi nổi.

GS. Hiromitsu Takemi - Chủ nhiệm Khoa Sau đại học Tài chính - Kế toán, Đại học Chiba, Nhật Bản
Theo các đại biểu tham dự hội thảo, việc thực hiện các chính sách kích thích kinh tế nhằm hạn chế suy giảm kinh tế và khủng hoảng tài chính của một số nước trên thế giới và Châu Á, trong đó có Việt Nam thời gian qua đã kết thúc với nhiều đánh giá trái chiều của các học giả, các chuyên gia kinh tế. Cho đến nay, chúng ta có thêm thời gian để phân tích sâu hơn hiệu quả của các “chính sách kích cầu” - “gói chính sách kích thích kinh tế” cho năm 2009.

TS. Lê Đăng Doanh (phải) góp ý tại hội thảo

Sự thành công của “gói chính sách kích thích kinh tế” góp phần giải quyết nhiều vấn đề cấp bách về duy trì tốc độ tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh chịu tác động sâu sắc của khủng hoảng tài chính toàn cầu đồng thời cũng đặt ra cho chúng ta nhiều bài toán khó cần giải quyết, đặc biệt là các bài toán cân đối kinh tế vĩ mô để đảm bảo điều kiện cho tăng trưởng cao và bền vững trong giai đoạn tới.


PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKT - ĐHQGHN

Phát biểu kết thúc hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn cho rằng: “Qua Hội thảo, các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các cơ quan lý luận và nghiên cứu, các doanh nghiệp và những người quan tâm đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội sẽ thu được những ý kiến quý báu về bài học kinh nghiệm từ các “gói chính sách kích thích kinh tế”, những tác động qua lại của các chính sách này tại các nước châu Á và ở Việt Nam, cũng như những  tư vấn chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam và khu vực trong những năm tiếp theo”.

Ngoài những ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn quản lý kinh tế vĩ mô đối với Việt Nam, Hội thảo là một diễn đàn khoa học góp phần tạo dựng môi trường trao đổi học thuật tại Trường ĐHKT - ĐHQGHN, là một minh chứng về sự gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học, gắn lý luận và thực tiễn  của Trường ĐHKT; qua đó tăng cường sự khuyến khích sáng tạo và đam mê NCKH trong CBGV nhà trường, tạo điều kiện cho các CBGV nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong NCKH.


Hội thảo thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông bởi ý nghĩa của nó


Lãnh đạo Trường ĐHKT - ĐHQGHN chụp ảnh lưu niệm cùng các diễn giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước sau hội thảo.

Hội thảo do trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tổ chức với sự tài trợ của Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á - Đại học Quốc gia Hà Nội, và bảo trợ thông tin của INFOTV.


M.T