Trang Giới thiệu chung
 
Hội Sinh viên Trường Đại học Kinh tế



I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT

Hội Sinh viên Trường ĐHKT - ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở phát triển Hội Sinh viên Khoa Kinh tế - ĐHQGHN (thành lập năm 2001). Tính đến nay, Hội Sinh viên Trường ĐHKT đã trải qua 7 kỳ đại hội. Nhiệm kỳ 2021-2023 là nhiệm kỳ thứ VIII.

 

II. BAN CHẤP HÀNH HỘI SINH VIÊN ĐHKT KHÓA VIII NHIỆM KỲ 2021 - 2023

 

 

Chủ tịch:

Cao Tú Oanh

ĐT: 0855776265

Email: oanhct@vnu.edu.vn

 

 

Phó chủ tịch:

Lê Thị Minh Hương

ĐT: 0941172361

Email: mhhuong2600@gmail.com

 

 

Phó chủ tịch:

Nguyễn Thị Vân Anh
ĐT: 0933664589

Email: vanksu882001@gmail.com

 

 

Cơ cấu tổ chức Hội Sinh viên nhiệm kỳ 2021 - 2023 gồm 21 thành viên. Với 19 CLB và đội nhóm trực thuộc, Hội Sinh viên luôn mong muốn và cam kết là đơn vị đại diện của sinh viên, cho sinh viên, vì sinh viên.

Ban Chấp hành Hội Sinh viên Trường ĐHKT - ĐHQGHN nhiệm kỳ 2021 - 2023:

 

TT

Họ và tên

Đơn vị

Chức vụ

1

Cao Tú Oanh

Giảng viên Viện QTKD

Chủ tịch

2

Lê Thị Minh Hương

QH-2018-E KTKT CLC 1

Phó Chủ tịch

3

Nguyễn Thị Vân Anh

QH-2019-E KTQT

Phó Chủ tịch

4

Nguyễn Tiến Thành

Chuyên viên VP Đoàn - Hội

Ủy viên BKT

5

Nguyễn Tố Nga

QH-2018-E TCNH

Ủy viên BKT

6

Lê Quang Huy

QH-2020-E KTCT

Ủy viên BKT

7

Lê Nguyễn Thu Trang

QH-2019-E KTQT

Ủy viên BKT

8

Nguyễn Thị Bích Ngọc

QH-2019-E KTKT CLC 3

Ủy viên BCH

9

Nguyễn Thị Phương Uyên

QH-2019-E KTKT CLC 3

Ủy viên BCH

10

Vũ Hoàng Nam

QH-2019-E KTCT

Ủy viên BCH

11

Nguyễn Phương Linh

QH-2019-E KTPT

Ủy viên BCH

12

Vũ Minh Hoàng

QH-2018-E KTPT

Ủy viên BCH

13

Trần Phan Thanh Vân

QH-2019-E TCNH

Ủy viên BCH

14

Nguyễn Thị Phương Thảo

QH-2018-E QTKD

Ủy viên BCH

15

Bùi Hà Vy

QH-2019-E QTKD

Ủy viên BCH

16

Nguyễn Phạm Đức Anh

K17 Troy

Ủy viên BCH

17

Đỗ Việt Hoàn

QH-2019-E KTQT

Ủy viên BCH

18

Nguyễn Thị Thoan

QH-2019-E KTQT

Ủy viên BCH

19

Nguyễn Phan Đình Long

QH-2018-E TCNH

Ủy viên BCH

20

Phạm Đức Vượng

QH-2019-E KTQT

Ủy viên BCH

21

Nguyễn Hồng Anh

QH-2018-E QTKD

Ủy viên BCH

 

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Đoàn kết, khuyến khích, giúp đỡ hội viên, sinh viên trong học tập và rèn luyện, hoàn thành nhiệm vụ của sinh viên, góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh.

Giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật cho hội viên, sinh viên.

Phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên; tham gia đề xuất các chủ trương, chính sách liên quan đến sinh viên.

Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hội viên, sinh viên và tổ chức Hội.

Đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các tổ chức sinh viên, thanh niên tiến bộ và nhân dân các nước trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

IV. CÁC CÂU LẠC BỘ TRỰC THUỘC

  • Câu lạc bộ Lễ tân

V. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

Khẩu hiệu hành động: “Bản lĩnh - Trí tuệ - Chủ động - Hội nhập”

1. Chương trình 1: Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng, tiếp tục bồi dưỡng lý luận, chính trị - văn hoá, đạo đức, lối sống, ý thức công dân cho Hội viên Hội sinh viên

  • Phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban tổ chức các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị như tuần sinh hoạt công dân đầu năm, buổi nói chuyện đầu năm tại các chi Hội…
  • Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Trường, tìm hiểu về các quy định, quy chế về ĐHQGHN.
  • Phối hợp triển khai các buổi tọa đàm, đối thoại giữa đoàn viên sinh viên với lãnh đạo Nhà trường, tạo cơ hội để Hội viên nói lên nguyện vọng của mình đối với các hoạt động của trường.

2. Chương trình 2: Tạo bứt phá trong các hoạt động hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học, đời sống và tìm kiếm việc làm cho sinh viên

  • Thiết lập kênh thông tin thông suốt giữa tổ chức Hội với Hội viên trong trường, duy trì giao ban hàng tháng nhằm lắng nghe và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của Hội viên để kịp thời có những hỗ trợ khi cần thiết.
  • Duy trì và đẩy mạnh các cuộc thi học thuật; khuyến khích các Liên chi Hội chủ động tổ chức; tham gia có hiệu quả các hoạt động học thuật cấp ĐHQGHN; tăng cường tính học thuật trong sinh hoạt định kỳ của các Câu lạc bộ chuyên môn; khuyến khích việc xây dựng các tổ - nhóm học tập hiệu quả.
  • Phối hợp cùng phòng/ban chức năng, các công ty tuyển dụng nhằm tổ chức các chương trình hỗ trợ việc làm, tư vấn hướng nghiệp, học bổng, tìm nhà trọ… cho Hội viên, qua đó nâng cao đời sống của Hội viên, đặc biệt là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
  • Phối hợp cùng với Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên, doanh nghiệp bên ngoài tổ chức các lớp kỹ năng cho sinh viên, để sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm sống thích ứng nhanh chóng với môi trường hội nhập toàn cầu.

3. Chương trình 3: Xây dựng hiệu quả phong trào “Sinh viên 5 tốt” các cấp

  • Tuyên truyền, quảng bá có chiến lược tiếp cận tới 100% Hội viên; Truyền tải giá trị của danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” tới các bạn sinh viên, đặc biệt là tân sinh viên; Khuyến khích các bạn tham gia phong trào.
  • Thúc đẩy, tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu toàn diện theo 5 tiêu chí của Sinh viên 5 Tốt
  • Xây dựng kế hoạch truyền thông bài bản, có chiến lược; Khai thác các khía cạnh khác của danh hiệu “Sinh viên 5 Tốt”. Đa dạng hóa các kênh truyền thông về 5 tốt và tổ chức hiệu quả, đổi mới hình thức tọa đàm “Sinh viên 5 tốt”;
  • Xây dựng phương án triển khai mô hình 01 bạn Sinh viên 5 tốt hỗ trợ 01 – 02 bạn sinh viên khác;
  • Ứng dụng công nghệ, thông tin trong việc quản lý hội viên và công tác theo dõi, nắm bắt trong quần chúng sinh viên về quá trình phát triển sinh viên 5 tốt;
  • Tổ chức công tác bình xét Sinh viên 5 tốt nghiêm túc và tuyên dương kịp thời các cá nhân, tập thể sinh viên 5 tốt tiêu biểu các cấp;
  • Xây dựng group Trao đổi Sinh viên 5 tốt nhằm dễ dàng trao đổi thông tin, các chương trình cho sinh viên nắm bắt.
  • Xây dựng các chương trình hậu Sinh viên 5 tốt hướng tới việc cung cấp cơ hội việc làm, kỹ năng nghề nghiệp hoặc thực tập, kiến tập cho sinh viên

4. Chương trình 4: Nâng cao chất lượng các hoạt động văn - thể - mỹ hỗ trợ sinh viên trong đời sống, học tập và tìm kiếm việc làm

  • Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các chiến dịch tình nguyện trong năm học, tình nguyện tại chỗ góp phần xây dựng môi trường học đường kỷ cương, văn minh.
  • Phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức các sự kiện tình nguyện để góp phần xây dựng kỹ năng, tạo tính lan tỏa trong cộng đồng.
  • Chủ động kêu gọi hỗ trợ tài trợ từ cá nhân, tổ chức bên ngoài để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
  • Tích cực tìm hiểu, kết nối và hướng dẫn sinh viên tham gia các sự kiện giao lưu văn hoá, thể thao quốc tế.
  • Tăng cường các hoạt động văn - thể - mỹ làm phong phú đời sống, đáp ứng nhu cầu, sở thích của sinh viên.

5. Chương trình 5: Đẩy mạnh các công tác hoạt động tình nguyện xã hội trong đời sống sinh viên:

  • Tăng cường các chương trình, hoạt động tình nguyện ở nhiều vùng núi khó khăn.
  • Phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Trường hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn ở trong Trường từ cấp Chi hội, Liên chi Hội.
  • Tổ chức thường niên hoạt động tình nguyện vào các dịp Lễ Tết, ngày nghỉ.. phối hợp cùng các Câu lạc bộ trực thuộc.

6. Chương trình 6: Duy trì và nâng cao xu hướng hội nhập hóa, ngoại giao trong thời kỳ kinh tế mới:

  • Phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức nhiều sự kiện tham gia của các quốc gia, mở rộng mối quan hệ trong nước và các nước bạn.
  • Tiếp tục mở rộng công tác Trao đổi sinh viên trong và ngoài nước, trong nhiều khối trường Đại học để mở rộng môi trường văn hóa giữa sinh viên các nước với nhau.

______________

Địa chỉ liên hệ:

Văn phòng Hội Sinh viên, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

P106 Giảng đường Hồ Tùng Mậu, 109 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: (84-24) 39956897 - 0855776265 (Ms. Oanh)

Email: hoisinhvien.ueb@gmail.com

Website: http://doantn.ueb.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocKinhte.VNU


BCH Hội sinh viên ĐHKT