UEB đồng tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và Triển vọng

Diễn đàn được tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm Ngày Việt Nam và Nga ký kết hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga, kỷ niệm 300 năm thành lập Viện Hàn lâm khoa học Nga, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (1974-2024). 



Diễn đàn do Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN phối hợp với Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga tổ chức.

Thời gian: 14h00 – 17h00 ngày 12/04/2024

Địa điểm: Phòng hội thảo quốc tế 801, toà E4, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Hình thức tổ chức: kết hợp trực tuyến qua zoom và trực tiếp tại trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Ngôn ngữ sử dụng tại Diễn đàn: Tiếng Việt và Tiếng Nga

Năm 2023 đánh dấu mốc kỷ niệm 5 năm Quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga với ASEAN. Trong quá trình chuyển đổi của hệ thống kinh tế toàn cầu hiện nay, Nga đặc biệt quan tâm đến việc tạo ra các động lực bổ sung để tăng cường và đa dạng hóa thương mại cũng như hợp tác kinh tế với ASEAN. Các ưu tiên bao gồm đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng, kinh tế tuần hoàn, các vấn đề môi trường, số hóa kinh tế, phát triển thành phố thông minh và tăng cường hợp tác trong khoa học và giáo dục.

Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng do Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN và các đơn vị phối hợp tổ chức, với mục đích chính: 

  • Tăng cường trao đổi về mối quan hệ và hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa ASEAN, các nền kinh tế mới nổi và Liên bang Nga
  • Tìm hiểu mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam, ASEAN, các nền kinh tế mới nổi với Nga trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Đánh giá thực trạng và tìm giải pháp tháo gỡ các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế; cung cấp luận cứ khoa học, giải pháp chính sách, tài chính, kỹ thuật và xã hội hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và tại Việt Nam, ASEAN, các nền kinh tế mới nổi và Liên bang Nga.
  • Xác định và thảo luận các vấn đề cốt lõi và triển vọng của hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai khu vực trong tương lai. 

Một số chủ đề tham luận tại diễn đàn:

  • Hợp tác ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Nga trong lĩnh vực kinh tế số
  • Thúc đẩy hợp tác của ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Nga trong lĩnh vực du lịch    
  • Thúc đẩy hợp tác phát triển hạ tầng giao thông ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Nga  
  • Hợp tác năng lượng của ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Nga trong bối cảnh mới   
  • Hợp tác của ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Nga trong lĩnh vực tài chính
  • Cơ hội và rủi ro của hợp tác kinh tế- thương mại Việt Nam-EAEU trong bối cảnh trừng phạt 
  • Hợp tác của ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Nga trong lĩnh vực thành phố thông minh và phát triển bền vững    
  • Khó khăn và triển vọng trong hợp tác kinh tế của ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Nga  
  • Hợp tác kinh tế-thương mại của các nước BRICS với Nga trong bối cảnh mới.

Diễn đàn được kỳ vọng sẽ đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Lãnh đạo Đảng và nhà nước, các cơ quan hoạch định chính sách các vấn đề nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga; đúc kết kinh nghiệm của các nước ASEAN và các nền kinh tế mới nổi trong hợp tác với Liên bang Nga, vai trò của Việt Nam là cầu nối hợp tác giữa ASEAN, các nền kinh tế mới nổi và Liên bang Nga, nâng cao khả năng phối hợp với các quốc gia ASEAN, các nền kinh tế mới nổi nhằm hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả hợp tác ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới và Việt Nam – Liên bang Nga trong bối cảnh quốc tế mới.  

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN trân trọng kính mời các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, các nhà báo quan tâm tham dự diễn đàn.

Đăng ký tham dự diễn đàn tại đây.


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN


Các tin khác