About us

 BAN GIÁM HIỆU

 CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (FAQ)

 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

 Cựu sinh viên

 danh muc dang bo

 Danh muc KTKT En

 danh muc van ban

 ĐÀO TẠO CHÍNH QUY

 ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

 General Introduction

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU

 HỌC VIÊN - NGHIÊN CỨU SINH

 Home

 HOME

 Introduction

 Introduction

 LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP

 menu94

 News

 QTKD danh mục

 SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU

 SINH VIÊN

 SỰ KIỆN

 TÀI NGUYÊN HỌC TẬP

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo chung

 THÔNG TIN CHUNG

 Thông tin VNU

 Tin tức

 Tin tức

 Tin tức hoạt động

 Tin tức hoạt động

 Tin tức hoạt động

 Trang chủ

 ueb2019

 WELCOME

 Xuất bản phẩm

 ♔ Đào tạo và tuyển sinh

 About GPAC

 About us

 Articles published in international journals

 Các khoa

 Chuỗi báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam

 Chương trình ĐT thạc sĩ

 Dành cho cán bộ

 Danh mục

 Đào tạo

 ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO

 Editorial Board

 General Introduction

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu hoạt động HTPT

 Hoạt động chuyên môn

 Hội đồng Biên tập

 INTRODUCTION

 Introduction

 Letter from Editor-in-Chief

 Lịch sử phát triển

 Lịch sử phát triển

 Lịch sử phát triển

 News

 News

 News

 PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG UEB

 Program Criteria

 RANKINGS

 TÀI NGUYÊN NGHIÊN CỨU

 THÔNG BÁO

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 THÔNG TIN TUYỂN SINH

 Thư ngỏ

 Tin hoạt động

 Tin tức - Hoạt động

 Tuyển sinh đại học

 Undergraduate

 Upcoming

 Vài nét về Trường ĐHKT

 Văn bản Trường ĐHKT

 Về hoạt động nghiên cứu

 ♕ Nghiên cứu khoa học

 About PPDS

 Các câu lạc bộ sinh viên

 Các trung tâm

 Chương trình đào tạo

 Chương trình đào tạo

 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 Chương trình ĐT tiến sĩ

 Cơ cấu tổ chức

 ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN

 Dành cho sinh viên

 Đề tài cấp Nhà nước

 ĐHKT - những chặng đường

 ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG

 Events

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu về Viện

 Hội đồng biên tập

 Hội thảo

 Important Dates

 Kế hoạch đào tạo

 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

 Lịch trình đào tạo

 Lý do chọn ĐHKT

 Message of the Rector

 News

 News

 News

 Nghiên cứu

 NHÀ NGHIÊN CỨU

 Nhận diện thương hiệu

 Notices

 Postgraduate

 Research Product

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông điệp của hiệu trưởng

 Tin tức

 TIN TỨC CHUNG

 Tin tức hoạt động

 Tin tức và sự kiện

 Trainings

 Tuyển sinh sau đại học

 Tuyển sinh sau đại học CLC

 Văn bản ĐHQGHN

 ♖ Hợp tác phát triển

 Academic exchange

 Academic programs

 Admission

 Archives

 Các ngành đào tạo của ĐHKT

 CẨM NANG ĐẠI HỌC

 Categories & Prizes

 Chương trình đào tạo

 Cơ cấu tổ chức

 Cooperation

 Đào tạo

 Đào tạo

 Đào tạo ngắn hạn

 Đề tài cấp Đại học Quốc gia

 Đối tác trong nước

 Đối tác và bảo trợ

 ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU VÀ DỊCH VỤ

 General Introduction

 Giáo dục - Đào tạo

 Giới thiệu

 Hỗ trợ sinh viên

 Hợp tác

 Information for

 Instructions to Authors

 Kế hoạch chiến lược

 Kế hoạch hoạt động

 Kế hoạch nhiệm vụ

 KEYNOTE SPEAKERS

 Lãnh đạo Trường ĐHKT

 Nghiên cứu - trao đổi

 Nội quy

 Organizer

 PAST-CONFERENCES

 Research

 Research

 Research project

 Sinh viên cần biết

 Số đã xuất bản

 Sự kiện trong năm

 SỨ MỆNH TẦM NHÌN

 Thể lệ gửi bài

 Thời khóa biểu

 Thông báo

 THÔNG BÁO

 TIN TỨC

 Trainings

 Tư vấn chính sách

 Tuyển sinh đại học CLC

 Về thầy cô

 Xuất bản phẩm

 ♙ Bản tin

 ACCEPTED PAPERS

 Announcement

 Announcements

 Ba công khai

 Books

 Các tổ chức đoàn thể

 Cultural exchange

 Đăng ký lớp học phần

 Đào tạo

 Đào tạo

 Đối tác nước ngoài

 Editorial Board

 FIBE & Me

 Giải thưởng

 Giảng viên

 Guide for Authors

 Học bổng

 Học bổng - Học phí

 Hướng dẫn tác giả

 Judges

 Khóa học kỹ năng

 Library

 Lịch thi

 News and Events

 Nghiên cứu

 Nghiên cứu

 Nghiên cứu khoa học

 Nghiên cứu khoa học

 Partnership

 Research

 Sinh viên

 SỰ KIỆN

 Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi

 Thông báo

 Thông tin tham khảo

 Tin tức

 Trainings

 TRAO ĐỔI GIẢNG VIÊN

 TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

 Về chúng tôi

 ♗ FIBE & Tôi

 Biểu mẫu

 Bulletin

 Chân dung nhà giáo

 Chia sẻ

 Đảm bảo chất lượng

 Dịch vụ

 Đối tác

 Đối tác của Trường ĐHKT

 Học phí

 Hợp tác

 Hợp tác

 Hợp tác

 Khẩu hiệu hành động

 Lịch công tác

 Lịch thi học kỳ

 Lịch trình đào tạo

 Môi trường học tập

 More Information

 Nghiên cứu khoa học

 Nghiên cứu và Ấn phẩm

 Nhóm nghiên cứu mạnh

 Phiếu nhập điểm

 Research

 Resources

 Sinh viên

 Sinh viên

 Students and Alumni

 Thời khóa biểu

 Thông báo

 Thông báo

 THÔNG ĐIỆP LÃNH ĐẠO

 Tin tức

 TUYỂN DỤNG

 Tuyển sinh chương trình ĐT thứ hai bằng kép

 Văn bản hướng dẫn

 ♘ Giới thiệu

 CƠ CẤU TỔ CHỨC

 Contact

 Contact

 Contact us

 Đào tạo

 Development Cooperation

 Get Involved

 Gương mặt sinh viên

 Học và thi

 Học viên

 Hỏi - đáp

 Hợp tác phát triển

 Hợp tác phát triển

 Ký túc xá

 Lịch công tác

 Luận văn

 Presenter

 Sản phẩm KHCN tiêu biểu

 Thông báo

 Tin tức

 Tổ chức - nhân sự

 Triết lý giáo dục

 Tuyển sinh chương trình liên kết quốc tế

 Ý kiến bạn đọc

 Bài báo quốc tế

 Hoạt động Đảng - Đoàn thể

 Kế hoạch chiến lược

 Library

 Liên hệ

 Liên hệ

 Nghiên cứu - tư vấn

 Nghiên cứu khoa học

 Nhân vật - Sự kiện

 Phiếu nhập điểm

 Publication

 Students and Alumni

 Sydney Genesis

 Tài liệu văn bản - Hướng dẫn

 Thông báo

 Thông tin luận án

 THƯƠNG HIỆU

 Tư vấn và Đào tạo cao cấp

 Tuyển sinh

 Bài báo trong nước

 Biểu mẫu

 Chỉ dẫn đường đi

 Cơ sở dữ liệu Đảm bảo Chất lượng

 Công bố quốc tế của NCS

 Đảm bảo chất lượng

 Đào tạo ngắn hạn

 ĐBCL GIÁO DỤC

 Direction

 EDNA Genesis

 Hoạt động của sinh viên

 Học vụ

 Hợp tác phát triển

 Lịch Lãnh đạo khoa

 Niên luận - khóa luận

 Sinh viên tình nguyện

 Thông báo

 Tin tức hoạt động

 Tốt nghiệp

 Trao đổi

 Các nhà tài trợ

 Chuyên đề

 Cơ sở vật chất

 Cuộc sống sinh viên

 Đảm bảo chất lượng

 Đào tạo

 FAQs

 Liên hệ

 Liên hệ

 Liên hệ

 Liên hệ

 NCKH sinh viên

 Sinh viên nước ngoài

 Thông báo

 THÔNG TIN VNU

 Trọng số môn học

 Văn bản - Hướng dẫn

 Bài phát biểu của Hiệu trưởng

 BÁO CHÍ NÓI VỀ UEB

 Chỉ đường

 Đào tạo

 ĐHKT qua báo chí

 Download tài liệu NCKH

 Đường đến trường

 Hệ thống công nghệ thông tin

 News

 Sách đã xuất bản

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Tin tức

 Văn bằng

 About us

 Hệ thống website ĐHKT

 Kỷ yếu

 Liên hệ

 Trao đổi

 Tuyển dụng

 Văn bằng

 Việc làm cho sinh viên

 Bản tin Kinh tế Phát triển

 Biểu mẫu công tác SV

 Liên hệ

 Văn bản hướng dẫn

 Hỏi - đáp

 Khen thưởng - Kỷ luật

 Nghiên cứu khoa học

 Sắp diễn ra

 Sổ tay cán bộ Đoàn - Hội

 Academics

 In ấn - Xuất bản

 Liên hệ

 Thông báo

 Cooperation

 Đề tài đang thực hiện

 Research

 Cuộc thi khởi nghiệp

 Đề tài đã thực hiện

 Biểu mẫu về NCKH

 Hợp tác phát triển

 Video

 Văn bản hướng dẫn

 Campus

 Câu hỏi thường gặp

 Liên hệ

 Nghiên cứu

 Danh bạ web

 Sinh viên

 Liên hệ

 Góc chuyên môn

 Chương trình trao đổi quốc tế

 Chương trình trao đổi trong nước

 Hợp tác phát triển

 Văn bản - Biểu mẫu

 Cẩm nang sinh viên năm học 2021 - 2022

 Quy định về công tác SV

 Thư viện dùng chung khối ngành Kinh tế

 Hỏi - đáp về công tác SV

 test

 Giảng viên ĐHKT

 Học giả quốc tế

 Liên hệ

 Chỉ dẫn & bản đồ

Tết với những sinh viên ở lại trường

Ảnh: IT
Sinh viên không về quê, ở lại TP.HCM ăn tết không phải là quá hiếm, chủ yếu là sinh viên miền Bắc vào Nam học. Lý do chủ yếu là do kinh tế của gia đình quá khó khăn. Với họ, những ngày tết sắp đến rồi sẽ dài đằng đẵng...


Mới rằm tháng chạp nhưng cơ hồ nắng ấm giêng hai đã bò qua cửa sổ. Sắc xuân ấm áp đã bắt đầu len lỏi trong cái se sắt của buổi sáng cuối đông. Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên thuộc Thành đoàn TNCS TP.HCM từ giữa tháng 12 âm lịch, 3.000 vé xe giúp sinh viên nghèo về tết đã được trao gần hết.
Không thiếu những khuôn mặt rạng rỡ, những niềm vui, hạnh phúc bất ngờ của những người được cầm tấm vé trên tay. Nhiều nhóm sinh viên vừa hoàn tất kỳ thi học kỳ, đang tíu tít rủ nhau đi sắm tết, nôn nao đợi ngày về quê sum họp với gia đình.
Nhưng cũng có đôi người len lén quay đi, len lén giấu một tiếng thở dài: "Tôi có chờ đâu, có đợi đâu...”. Với họ, những ngày tết sắp đến rồi sẽ dài đằng đẵng. Họ là những sinh viên, vì nhiều lý do, sẽ không về quê ăn tết... "Quê nhà xa lắc, xa lơ"
Nguyễn Trọng Thắng - sinh viên năm thứ 5, Khoa Bác sĩ thú y Trường Đại học Nông lâm vừa đi phụ đám cưới về. Thở hổn hển vì mệt, Thắng tiếp chuyện tôi trong phòng trọ thiếu ánh sáng với những dãy giường tầng đặc trưng.
Quê Thắng ở Hải Dương. Cả 4 cái tết trước, Thắng đều ăn tết tại TP.HCM. Tết năm nay, quê nhà với anh vẫn sẽ chỉ là nỗi nhớ. Hỏi sao không về, Thắng không trả lời thẳng vào câu hỏi mà chợt buồn buồn: "Chưa bao giờ có ai hỏi những chuyện ấy. Bây giờ bạn hỏi, giống như khơi lại một góc đã ngủ quên, nghĩ cũng thú vị mà cũng buồn buồn!".
Nhà Thắng có bốn người, bố về hưu, mẹ già yếu, một mình Thắng vào TP.HCM ăn học, lúc nào cũng canh cánh lo ở nhà không ai đỡ đần bố mẹ. Học xong phổ thông thi không đậu đại học, Thắng xin vào làm công nhân. Thắng nói: "Đi làm như một lao động thực thụ, mình mới biết rõ giá trị của đồng tiền. Đêm đầu tiên sau buổi nhận lương tháng đầu, mình đã khóc, hiểu và thương bố mẹ hơn rất nhiều".
Thắng trở thành sinh viên khi đang là một công nhân, vừa học vừa làm thêm. Học kỳ đầu kết thúc, đã áp tết, không có tiền về quê, Thắng theo bạn xuống Biên Hòa làm lơ xe tải luôn. Vui nhiều mà mệt cũng nhiều. Đi cả ngày, xe tải chở hàng lại xóc như cưỡi ngựa, Thắng không quen, thế là ngủ gà ngủ gật, bị la suốt.
Năm đó 19 tuổi, buồn thì có buồn, nhưng cầm được đồng tiền do chính mình làm ra, nghĩ về gia đình mình, chàng sinh viên lại thấy tự tin và vững vàng lên nhiều. Có điều nhớ nhà, nhớ bố mẹ, nhớ bạn bè, nhớ không khí tết ở quê quay quắt.
Nhớ thì nhớ, nhưng tết năm sau chàng vẫn không về mà ở lại đi trông xe ở siêu thị để kiếm tiền. Công việc kéo dài từ sáng sớm đến tận khuya, cuối năm siêu thị đông khách, mệt bã cả người. Có lúc mệt quá làm đổ xe, bị khách la um lên, bị trừ tiền lương, càng thấy cực.
Tết nhất cũng muốn tiêu hoang một chút, nhưng nghĩ thế nào lại thôi. Thắng bảo: "Đồng tiền thấy quý trọng lắm, mồ hôi nước mắt của mình làm ra, đóng học phí, phải dành đề đóng tiền nhà, không hoang phí được”.
Sinh viên không về quê, ở lại TP HCM ăn tết không phải là quá hiếm, chủ yếu là sinh viên miền Bắc vào Nam học. Lý do chủ yếu là do kinh tế của gia đình quá khó khăn. Để nuôi con ăn học bằng bạn, cả nhà có khi phải vay nợ khắp nơi nhịn ăn nhịn mặc.
“Ở quê, một người vô đại học, mỗi năm tiêu tốn đến cả mấy tấn lúa. Nhà nào con cái học càng cao thì nhà càng nghèo đi trông thấy". Nguyễn Thị Phương (Khoa Lưu trữ, sinh viên năm 3, Trường ĐHKHXH&NV) bảo thế. Đó là nói những nhà có đất, có ruộng. Nhà Phương thậm chí càng khó khăn hơn. Nhà 4 miệng ăn nhưng không có đất, cả gia đình sống nhờ tài buôn khôn bán khéo của mẹ.
Để đỡ đần, Phương phải tự lo cho mình. Phương không đắn đo lắm với quyết định ở lại ăn tết với TP.HCM. Nhưng cả nhà cô thì thật sự cũng hơi sốc trước quyết định của cô con gái lớn. Đứa em điện vào lo lắng: "Tết vắng chị Phương, việc chuẩn bị, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa ai lo?".
Năm trước, cô xin làm bưng bê phụ quán cơm tấm. Cận tết, quán nghỉ, Phương lại chạy khắp nơi tìm công việc mới, may nhờ một người bạn chỉ vào Suối Tiên bán bóng bay chứ không thì chắc không chịu được cảnh bó gối ngồi không ở ký túc xá.
Năm nay kinh nghiệm tìm việc đã "đầy mình", "chương trình hoạt động" (nói thẳng ra là làm thêm kiếm tiền), từ nay đến hết tết của Phương đã kín mít, cũng đỡ phải lo. Bán bóng bay cho mấy em nhỏ ở hội chợ, công viên thấy mình cũng vui lên. "Nhìn mấy đứa nhỏ ngây thơ nhí nhảnh, vậy buồn sao được!”, Phương cười, “nhưng cũng vì thế mà hay nhớ con em út ở nhà...".
Tết với ai cũng là một dịp quan trọng nhưng với Phương đó còn là cơ hội. "Dù gì ngày tết lương cũng thường cao hơn. Được hơn một triệu cũng đủ tiền đóng tiền ký túc xá kỳ hai, rồi mua sách...".
Lý do của Nguyễn Thành Đồng, sinh viên năm 3 Khoa Báo chí, ĐH KHXH &NV thì đơn giản hơn. Chạy đôn chạy đáo tìm việc nhưng không được, không có tiền về đành ở lại một mình trong phòng trọ ngột ngạt hết những ngày tết, thấy "ngày nào cũng dài như một thế kỷ...". Nhưng biết làm sao. Cả đi lẫn về hết ngót nghét một triệu, mất đứt tiền ăn tết của gia đình.
Thế là chẳng suy nghĩ nhiều, cậu quyết định ở lại, đỡ tốn tiền và có thể có một việc làm gánh đỡ phần nào cho bố mẹ. Quê Đồng ở miền biển Hà Tĩnh, hồi trước, biển không động, giá cả chưa tăng, bố mẹ còn lo nổi cho ba anh em cùng đi học. Từ ngày thất bát, bố mẹ phải chạy vạy khắp nơi, vẫn còn đang nợ ngân hàng 8 triệu đồng. "Mình về, chưa kịp vui bố mẹ lại phải lo", Đồng chùng giọng, nói nho nhỏ...
Hồi còn là sinh viên của Trường RMIT Nguyễn Thế Thanh, hiện đang làm việc tại Đại sứ quán Mỹ, đã có thâm niên 2 năm ở lại TP. HCM làm thêm, không về quê ăn tết. Thanh vừa học vừa làm phụ hồ, lương 60 ngàn/ngày cũng đủ để trang trải. Những ngày giáp tết, Thanh xin vào làm ở quán cà phê Sao Sài Gòn và sau tết trụ lại ở đó luôn, lương 1,2 triệu/tháng, cũng đủ để Thanh không phải xin đến tiền phụ cấp của bố mẹ.
Tết năm 2006, Thanh xin vào vũ trường, làm DJ (chỉnh âm thanh) nhạc cho khách nhảy. Công việc không nặng nhọc nhưng chiếm hết 2/3 quỹ thời gian. Bù lại Thanh học được rất nhiều, mở rộng được mối quan hệ, mở rộng được tầm mắt, và nâng cao được trình độ tiếng Anh, đó cũng là tiền đề cho công việc của mình bây giờ ở đại sứ quán. Với Thanh, ở lại tết, đi làm thêm chính là một dịp thử thách, tự khẳng định mình.
Cũng chung suy nghĩ ấy, Lê Văn Hùng, lớp K32 Sử, Trường Đại học Sư phạm đã có 3 năm ở lại thành phố, dù Hùng mới chỉ là sinh viên năm thứ 2. Lớn tuổi hơn những bạn cùng lớp nên cách nói năng của Hùng cũng có vẻ già dặn, chững chạc hơn.
"Chưa thành đạt chưa về", Hùng nói, "Năm nay Hùng cũng sẽ ở lại". Hùng sẽ phụ người bác chở hoa, cây cảnh về thành phố bán. Cảm giác đem xuân về cho người khác khiến anh chàng này cảm thấy hạnh phúc, buồn nhưng đổi lại Hùng thấy mình lớn lên nhiều.
Thật ra không phải ai ở lại cũng đều vì khó khăn. Hai lãng tử đang học ngành báo chí là Lan Phương, Lê V. Sơn chung ý tưởng ở lại để “thử một lần cho biết” để tìm sự tự do, tìm hiểu cuộc sống xung quanh. Sơn cười: “Về tết hả? Không! Sơn đã có một kế hoạch ở lại hoành tráng rồi. Chờ đi, sau tết biết đâu sẽ đọc được một tác phẩm mới của Sơn trên báo đấy”.
Với sinh viên Nguyễn Công Tường thì "tết cổ truyền nhạt đi nhiều quá”. Ba năm qua, Tường không về quê một lần, mà một mình phiêu bạt khắp Đà Lạt, Nha Trang, Đắk Lắk tìm thú cô đơn của kẻ lãng tử. Không nói ra, người ta cũng hiểu, những "lãng tử bất đắc dĩ" hình như là những người kém may mắn ở một góc độ chẳng liên quan gì đến chữ vật chất hay khái niệm khó khăn. Hiểu thôi, chứ không dám hỏi.


ST