About us

 BAN GIÁM HIỆU

 CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (FAQ)

 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

 Cựu sinh viên

 danh muc dang bo

 Danh muc KTKT En

 danh muc van ban

 ĐÀO TẠO CHÍNH QUY

 ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

 General Introduction

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU

 HỌC VIÊN - NGHIÊN CỨU SINH

 Home

 HOME

 Introduction

 Introduction

 LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP

 menu94

 News

 QTKD danh mục

 SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU

 SINH VIÊN

 SỰ KIỆN

 TÀI NGUYÊN HỌC TẬP

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo chung

 THÔNG TIN CHUNG

 Thông tin VNU

 Tin tức

 Tin tức

 Tin tức hoạt động

 Tin tức hoạt động

 Tin tức hoạt động

 Trang chủ

 ueb2019

 WELCOME

 Xuất bản phẩm

 ♔ Đào tạo và tuyển sinh

 About GPAC

 About us

 Articles published in international journals

 Các khoa

 Chuỗi báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam

 Chương trình ĐT thạc sĩ

 Dành cho cán bộ

 Danh mục

 Đào tạo

 ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO

 Editorial Board

 General Introduction

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu hoạt động HTPT

 Hoạt động chuyên môn

 Hội đồng Biên tập

 INTRODUCTION

 Introduction

 Letter from Editor-in-Chief

 Lịch sử phát triển

 Lịch sử phát triển

 Lịch sử phát triển

 News

 News

 News

 PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG UEB

 Program Criteria

 RANKINGS

 TÀI NGUYÊN NGHIÊN CỨU

 THÔNG BÁO

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 THÔNG TIN TUYỂN SINH

 Thư ngỏ

 Tin hoạt động

 Tin tức - Hoạt động

 Tuyển sinh đại học

 Undergraduate

 Upcoming

 Vài nét về Trường ĐHKT

 Văn bản Trường ĐHKT

 Về hoạt động nghiên cứu

 ♕ Nghiên cứu khoa học

 About PPDS

 Các câu lạc bộ sinh viên

 Các trung tâm

 Chương trình đào tạo

 Chương trình đào tạo

 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 Chương trình ĐT tiến sĩ

 Cơ cấu tổ chức

 ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN

 Dành cho sinh viên

 Đề tài cấp Nhà nước

 ĐHKT - những chặng đường

 ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG

 Events

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu về Viện

 Hội đồng biên tập

 Hội thảo

 Important Dates

 Kế hoạch đào tạo

 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

 Lịch trình đào tạo

 Lý do chọn ĐHKT

 Message of the Rector

 News

 News

 News

 Nghiên cứu

 NHÀ NGHIÊN CỨU

 Nhận diện thương hiệu

 Notices

 Postgraduate

 Research Product

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông điệp của hiệu trưởng

 Tin tức

 TIN TỨC CHUNG

 Tin tức hoạt động

 Tin tức và sự kiện

 Trainings

 Tuyển sinh sau đại học

 Tuyển sinh sau đại học CLC

 Văn bản ĐHQGHN

 ♖ Hợp tác phát triển

 Academic exchange

 Academic programs

 Admission

 Archives

 Các ngành đào tạo của ĐHKT

 CẨM NANG ĐẠI HỌC

 Categories & Prizes

 Chương trình đào tạo

 Cơ cấu tổ chức

 Cooperation

 Đào tạo

 Đào tạo

 Đào tạo ngắn hạn

 Đề tài cấp Đại học Quốc gia

 Đối tác trong nước

 Đối tác và bảo trợ

 ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU VÀ DỊCH VỤ

 General Introduction

 Giáo dục - Đào tạo

 Giới thiệu

 Hỗ trợ sinh viên

 Hợp tác

 Information for

 Instructions to Authors

 Kế hoạch chiến lược

 Kế hoạch hoạt động

 Kế hoạch nhiệm vụ

 KEYNOTE SPEAKERS

 Lãnh đạo Trường ĐHKT

 Nghiên cứu - trao đổi

 Nội quy

 Organizer

 PAST-CONFERENCES

 Research

 Research

 Research project

 Sinh viên cần biết

 Số đã xuất bản

 Sự kiện trong năm

 SỨ MỆNH TẦM NHÌN

 Thể lệ gửi bài

 Thời khóa biểu

 Thông báo

 THÔNG BÁO

 TIN TỨC

 Trainings

 Tư vấn chính sách

 Tuyển sinh đại học CLC

 Về thầy cô

 Xuất bản phẩm

 ♙ Bản tin

 ACCEPTED PAPERS

 Announcement

 Announcements

 Ba công khai

 Books

 Các tổ chức đoàn thể

 Cultural exchange

 Đăng ký lớp học phần

 Đào tạo

 Đào tạo

 Đối tác nước ngoài

 Editorial Board

 FIBE & Me

 Giải thưởng

 Giảng viên

 Guide for Authors

 Học bổng

 Học bổng - Học phí

 Hướng dẫn tác giả

 Judges

 Khóa học kỹ năng

 Library

 Lịch thi

 News and Events

 Nghiên cứu

 Nghiên cứu

 Nghiên cứu khoa học

 Nghiên cứu khoa học

 Partnership

 Research

 Sinh viên

 SỰ KIỆN

 Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi

 Thông báo

 Thông tin tham khảo

 Tin tức

 Trainings

 TRAO ĐỔI GIẢNG VIÊN

 TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

 Về chúng tôi

 ♗ FIBE & Tôi

 Biểu mẫu

 Bulletin

 Chân dung nhà giáo

 Chia sẻ

 Đảm bảo chất lượng

 Dịch vụ

 Đối tác

 Đối tác của Trường ĐHKT

 Học phí

 Hợp tác

 Hợp tác

 Hợp tác

 Khẩu hiệu hành động

 Lịch công tác

 Lịch thi học kỳ

 Lịch trình đào tạo

 Môi trường học tập

 More Information

 Nghiên cứu khoa học

 Nghiên cứu và Ấn phẩm

 Nhóm nghiên cứu mạnh

 Phiếu nhập điểm

 Research

 Resources

 Sinh viên

 Sinh viên

 Students and Alumni

 Thời khóa biểu

 Thông báo

 Thông báo

 THÔNG ĐIỆP LÃNH ĐẠO

 Tin tức

 TUYỂN DỤNG

 Tuyển sinh chương trình ĐT thứ hai bằng kép

 Văn bản hướng dẫn

 ♘ Giới thiệu

 CƠ CẤU TỔ CHỨC

 Contact

 Contact

 Contact us

 Đào tạo

 Development Cooperation

 Get Involved

 Gương mặt sinh viên

 Học và thi

 Học viên

 Hỏi - đáp

 Hợp tác phát triển

 Hợp tác phát triển

 Ký túc xá

 Lịch công tác

 Luận văn

 Presenter

 Sản phẩm KHCN tiêu biểu

 Thông báo

 Tin tức

 Tổ chức - nhân sự

 Triết lý giáo dục

 Tuyển sinh chương trình liên kết quốc tế

 Ý kiến bạn đọc

 Bài báo quốc tế

 Hoạt động Đảng - Đoàn thể

 Kế hoạch chiến lược

 Library

 Liên hệ

 Liên hệ

 Nghiên cứu - tư vấn

 Nghiên cứu khoa học

 Nhân vật - Sự kiện

 Phiếu nhập điểm

 Publication

 Students and Alumni

 Sydney Genesis

 Tài liệu văn bản - Hướng dẫn

 Thông báo

 Thông tin luận án

 THƯƠNG HIỆU

 Tư vấn và Đào tạo cao cấp

 Tuyển sinh

 Bài báo trong nước

 Biểu mẫu

 Chỉ dẫn đường đi

 Cơ sở dữ liệu Đảm bảo Chất lượng

 Công bố quốc tế của NCS

 Đảm bảo chất lượng

 Đào tạo ngắn hạn

 ĐBCL GIÁO DỤC

 Direction

 EDNA Genesis

 Hoạt động của sinh viên

 Học vụ

 Hợp tác phát triển

 Lịch Lãnh đạo khoa

 Niên luận - khóa luận

 Sinh viên tình nguyện

 Thông báo

 Tin tức hoạt động

 Tốt nghiệp

 Trao đổi

 Các nhà tài trợ

 Chuyên đề

 Cơ sở vật chất

 Cuộc sống sinh viên

 Đảm bảo chất lượng

 Đào tạo

 FAQs

 Liên hệ

 Liên hệ

 Liên hệ

 Liên hệ

 NCKH sinh viên

 Sinh viên nước ngoài

 Thông báo

 THÔNG TIN VNU

 Trọng số môn học

 Văn bản - Hướng dẫn

 Bài phát biểu của Hiệu trưởng

 BÁO CHÍ NÓI VỀ UEB

 Chỉ đường

 Đào tạo

 ĐHKT qua báo chí

 Download tài liệu NCKH

 Đường đến trường

 Hệ thống công nghệ thông tin

 News

 Sách đã xuất bản

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Tin tức

 Văn bằng

 About us

 Hệ thống website ĐHKT

 Kỷ yếu

 Liên hệ

 Trao đổi

 Tuyển dụng

 Văn bằng

 Việc làm cho sinh viên

 Bản tin Kinh tế Phát triển

 Biểu mẫu công tác SV

 Liên hệ

 Văn bản hướng dẫn

 Hỏi - đáp

 Khen thưởng - Kỷ luật

 Nghiên cứu khoa học

 Sắp diễn ra

 Sổ tay cán bộ Đoàn - Hội

 Academics

 In ấn - Xuất bản

 Liên hệ

 Thông báo

 Cooperation

 Đề tài đang thực hiện

 Research

 Cuộc thi khởi nghiệp

 Đề tài đã thực hiện

 Biểu mẫu về NCKH

 Hợp tác phát triển

 Video

 Văn bản hướng dẫn

 Campus

 Câu hỏi thường gặp

 Liên hệ

 Nghiên cứu

 Danh bạ web

 Sinh viên

 Liên hệ

 Góc chuyên môn

 Chương trình trao đổi quốc tế

 Chương trình trao đổi trong nước

 Hợp tác phát triển

 Văn bản - Biểu mẫu

 Cẩm nang sinh viên năm học 2021 - 2022

 Quy định về công tác SV

 Thư viện dùng chung khối ngành Kinh tế

 Hỏi - đáp về công tác SV

 test

 Giảng viên ĐHKT

 Học giả quốc tế

 Liên hệ

 Chỉ dẫn & bản đồ

Trao đổi sinh viên quốc tế và khám phá Nước Pháp - Xứ sở Tình yêu

“Khi nhiệt huyết tuổi trẻ đang rực cháy, khi khát khao chinh phục thế giới đầy ắp trong tâm hồn, khi UEB gửi trao cơ hội – Ngại ngần chi? Mình sẽ đi!!!”



 01. Để hành trình tuổi trẻ rực rỡ những ước mơ…

Đây là điều UEBer – Tuấn Minh đã theo đuổi tới cùng!

Mình đã từng nghĩ quãng đời sinh viên của mình sẽ chỉ xoay quanh cái guồng: Đến trường học – Về nhà – Đến trường học rồi lại Về nhà. Thế nhưng, sâu thẳm trong mình lại có gì đó luôn thôi thúc, trăn trở: Thời gian 4 năm đại học, trông vậy thôi chứ trôi nhanh như gió thoảng mây bay, nếu chỉ luẩn quẩn theo cái lập trình cũ kỹ đó, chẳng phải đang phí hoài tuổi trẻ hay sao? 

  • Này, Tuấn Minh, hãy suy nghĩ lại, làm một điều gì đó khác đi, mới mẻ hơn…!!
  • Đi Trao đổi Sinh viên quốc tế… thì sao nhỉ?
  • Ahaa! Cũng hấp dẫn và thú vị đấy chứ?…

PV: Xin chào Tuấn Minh, gặp lại bạn sau quãng thời gian Tham gia Trao đổi Sinh viên tại Pháp, trông bạn dường như chín chắn, trưởng thành và tự tin hơn nhiều, đây thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời đối với bạn phải không?

Đến bây giờ khi đã trở về Hà Nội được hơn 2 tháng, bắt đầu quay trở lại nhịp sống thường nhật tại đất nước của mình, ngôi trường của mình, nhưng quãng thời gian tham gia Chương trình Trao đổi sinh viên quốc tế của UEB đối với mình vẫn như mới vừa diễn ra ngày hôm qua. Những cảm xúc, kỷ niệm, những lo lắng bồi hồi và cả những niềm hạnh phúc vẫn còn vẹn nguyên…!

PV: Pháp được biết đến là xứ sở của tình yêu, nơi hội tụ nhiều tinh hoa tri thức và thụ hưởng nền giáo dục hàng đầu của Châu Âu…Bạn đã ấp ủ từ bao giờ và nỗ lực ra sao để giành lấy “tấm visa du học” này của UEB? Tôi chắc rằng rất nhiều UEBers của chúng ta đều vô cùng tò mò đấy…

Mình luôn muốn thanh xuân của mình có gì đó khác đi, mới mẻ hơn, không chỉ đơn thuần là học tập hàng ngày trên lớp, sau đó hết 4 năm ra trường, đi làm…Mình muốn nhiều hơn thế! Đó là lý do vì sao, khi may mắn trở thành sinh viên của Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế (KT&KDQT), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB - VNU) – một môi trường vốn rất “hot” và năng động, mình luôn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các chương trình chuyên môn để kiếm tìm một hướng đi mới, nhiều sự trải hơn.

Tại UEB, chúng mình may mắn khi ngay từ năm nhất, năm hai đã có cơ hội được học tập, giao lưu với các bạn sinh viên quốc tế đến Việt Nam thông qua các chương trình trao đổi (Inbound Student), và từ đó, trong đầu mình le lói tia hy vọng rằng: Sinh viên quốc tế đến UEB, vậy sinh viên UEB vươn ra quốc tế thì sao? Cơ hội nào cho mình?

Vậy là mình lao vào tìm hiểu… 

Xuyên suốt các kỳ học, Fanpage của Trường, của FIBE (fanpage Khoa KT&KDQT) liên tục thông tin về những sinh viên UEB trao đổi tại các trường tại Anh Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Bản thân mình đã có được cái nhìn thực tế hơn từ quá trình apply, làm thủ tục, hồ sơ, liên hệ với trường đối tác, cũng như lựa chọn chương trình học khi tham gia trao đổi.

PV: Cơ hội trao đổi sinh viên tại Trường Kinh doanh IGR, Đại học Rennes 1 – Pháp đến với bạn như một sự đền đáp? 

Dạ vâng! Có thể đó chính là sự đền đáp ngọt ngào nhất cho những mong muốn, khát khao và nỗ lực của mình!

Thông qua tìm hiểu mình được biết Trường Kinh doanh IGR, Đại học Rennes 1 – Đối tác uy tín lâu năm của UEB – là một trong những hệ thống trường đào tạo kinh doanh, kinh tế uy tín tại Pháp, theo đuổi phong cách đào tạo thực tế và mô phỏng môi trường làm việc tại doanh nghiệp, từ đó  giúp sinh viên được rèn luyện trước khi chính thức tham gia thị trường lao động. Trường cũng có nhiều ưu điểm về điều kiện sinh sống, cơ sở vật chất đào tạo, đội ngũ giảng viên, môi trường nhiều sinh viên quốc tế,… 

Hơn thế, Pháp nằm ở vị trí thuận lợi tại Châu Âu nên khi học tập tại đây, mình còn có cơ hội trải nghiệm văn hoá, du lịch đến một số quốc gia khác như (Đức, Bồ Đào Nha, Ý, Thuỵ Sĩ,….). “Lục địa già” luôn là địa điểm hấp dẫn với du khách thập phương, nên dù mục tiêu học tập luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng xen kẽ các khoảng nghỉ, mình vẫn tranh thủ thời gian đi du lịch, khám phá.

PV: Nhà trường đã hỗ trợ bạn như thế nào xuyên suốt quá trình nộp đơn và xét duyệt đăng ký?

Trong tất cả các giai đoạn apply cho chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, mình đều nhận được sự hỗ trợ từ các thầy cô tại Trường Đại học Kinh tế và các điều phối viên tại Trường Kinh doanh IGR, Đại học Rennes 1.

Trong quá trình nộp hồ sơ, mình luôn có sự đồng hành của các thầy cô Phòng NCKH&HTPT về các quy trình để thuận lợi và tiết kiệm thời gian nhất. Các thầy cô cũng tư vấn rất rõ khi học tập sẽ cần phải liên hệ với ai, làm những thủ tục gì, đặc biệt, giúp mình lường trước một số vấn đề liên quan đến thủ tục chứng minh, bảo lãnh trong trường hợp cần phải đăng ký chuyến bay giải cứu trở về nước nếu gặp khó khăn, trục trặc.

Bên cạnh đó, sự quan tâm, chia sẻ đến từ lãnh đạo Khoa KT&KDQT luôn giúp mình cảm thấy vững tin hơn. Các thầy cô đã lắng nghe những mong muốn của mình để tư vấn những môn học phù hợp khi tham gia trao đổi, để khi trở về UEB, có thể thực hiện đổi điểm tương đương. Thầy cô cũng bày tỏ sự vui mừng khi chứng kiến sinh viên của Khoa đã chủ động tìm kiếm và tham gia các chương trình trao đổi quốc tế, đồng thời cũng gửi đến mình những lời chúc, khích lệ động viên.

PV: Ồ! Vậy là “tưởng không dễ” mà “dễ không tưởng” để apply thành công Chương trình Trao đổi sinh viên Quốc tế của UEB đúng không nhỉ, Tuấn Minh?

(Cười tươi) Thực ra, theo mình, nói dễ cũng không hẳn, mà khó thì cũng chưa đúng. Bản thân mình cũng đã 2 lần “lỡ hẹn” với các chương trình trao đổi dài hạn này. Lần đầu tiên, đó là do chưa đáp ứng hết các tiêu chí tuyển chọn, lần thứ hai là do công việc đột xuất của gia đình. Thế nhưng, mình quyết tâm không từ bỏ “giấc mơ trời Âu” đã khát khao theo đuổi, dù sao thì cũng chưa “quá tam ba bận” (hì hì!), mà kể cả có như vậy đi chăng nữa, mình cũng sẽ nỗ lực đến cùng, Gen Z có câu: “Còn thở là còn gỡ - Còn khao khát, là còn chiến đấu đến cùng!”

Vậy nên, nhân tiện đây, mình cũng có một vài “mách nhỏ” đến các UEBers có cùng ước mơ, nắm bắt “tấm visa du học” dựa trên kinh nghiệm “xương máu” của mình.

Tuấn Minh chia sẻ những kinh nghiệm tìm hiểu về Chương trình trao đổi sinh viên Quốc tế của UEB

PV: Hạnh phúc vỡ òa có đan xen những lo lắng trong bạn…?

Có chứ ạ! Cảm xúc của mình lúc biết tin “apply” thành công rất phức tạp, vừa vui mừng, vừa nhẹ nhõm nhưng cũng rất lo lắng.

Vui mừng vì cuối cùng sau nhiều thời gian chuẩn bị, bản thân đã thành công với dự định trao đổi quốc tế. Đặc biệt, đó còn là đất nước Pháp, cửa ngõ của Châu Âu – Nơi mình sẽ có dịp được hiểu biết hơn về một lục địa văn minh, phát triển. Trong tâm trí mình hiện lên rất nhiều dự định và hào hứng lên kế hoạch làm thật nhiều việc, đến thật nhiều nơi có thể.

Nhưng sau những giây phút đắm chìm trong hạnh phúc, những nỗi lo lắng vô hình cũng ập đến, bố mẹ mình đều trăn trở vì tình hình dịch bệnh đang hoành hành trên khắp địa cầu, Châu Âu cũng không ngoại lệ, con trai cũng là lần đầu tiên sinh sống tại nước ngoài.

Lúc đó, mình đã phải kiên nhẫn trò chuyện để tạo niềm tin, thuyết phục bố mẹ bằng các giải pháp khắc phục khó khăn và những kế hoạch cụ thể cho từng vấn đề. Cuối cùng, sau nhiều lần trao đổi, mình đã có được sự đồng thuận của cả gia đình, có nhà là hậu phương vững chắc, mình càng thêm mạnh mẽ, tự tin tiến bước!

PV: Kế hoạch “Trời Âu thẳng tiến” để học tập – trải nghiệm đã được bạn vạch ra như thế nào?

Để mọi chuyện được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ nhất có thể, mình đã tranh thủ trau dồi thêm từ kiến thức cơ bản liên quan đến luật pháp nước sở tại, kế hoạch ổn định sinh hoạt cá nhân cho đến hồ sơ xin visa, các giấy tờ liên quan, giấy tạm trú tạm vắng tại phường, nơi ở tại Pháp,… cũng như các biện pháp đảm bảo an toàn chống dịch Covid-19. 

Nhờ có kế hoạch hợp lý và sự chuẩn bị kỹ càng, cùng với sự hậu thuẫn của “Thần May mắn” mình đã bắt đầu hiệc thực hóa giấc mơ đến với Xứ sở Tình yêu!

02. Khi UEBers – Đi và Yêu…

“Nước Pháp tôi yêu từ thuở nào

Mơ màng trong những giấc chiêm bao”

Một thoáng trời thu xanh cao vời vợi, điểm xuyết những tán lá vàng ươm rung rinh trong gió… 

Một thoáng dòng sông yêu kiều uốn mình say sưa, đắm chìm trong khúc tình ca bất hủ - La Vie En Rose… ~ 

Một thoáng mơ màng của thiên nhiên, vạn vật và con người xứ sở, gieo thương nhớ vào tâm hồn chàng Sinh viên UEB những niềm hạnh phúc, tin yêu…

PV: Lúc mới sang Pháp thời gian đầu, nhận được những bức ảnh, video mà Tuấn Minh gửi, giới thiệu về cuộc sống sinh hoạt, học tập, vui chơi bên Pháp, Tôi thực sự cũng cảm thấy rất háo hức và ấn tượng… Giờ đây, sau quãng thời gian khá dài, chắc hẳn những câu chuyện, kỷ niệm và những trải nghiệm sẽ lại càng hấp dẫn hơn, bạn sẵn sàng chia sẻ về điều đó chứ…?

Đương nhiên rồi! (Cười tươi)

Pháp không là “Nàng thơ”, nhưng cứ thế nhẹ nhàng ‘gieo mầm’ ấn tượng 

Từ lâu, mình đã được nghe về sự lịch thiệp, nhã nhặn của người Pháp, khi vừa đặt chân đến đây, mình đã được trải nghiệm về điều đó. Mình được giải tỏa những căng thẳng, lo âu, bỡ ngỡ bởi những nụ cười và câu chào hỏi nồng ấm của người bản xứ. Khi bước lên phương tiện công cộng, mình đã có một chút bất ngờ, không phải bởi nét hiện đại, sạch đẹp của xe buýt, mà là lời chào bằng tiếng Pháp đến từ nữ tài xế. Mình đã vô cùng lúng túng và dường như đứng hình mất 3s trước lời chào, ánh mắt và nụ cười ấy. Sau ấn tượng đầu tiên ấy và một số quan sát cá nhân, mình phần nào hiểu hơn về cách giao tiếp thường ngày của người Pháp, trong mọi tình huống, đều ngập tràn những tiếng cảm ơn, tiếng chào hỏi thân thương, đến từ mọi người, mọi tầng lớp. 

Môi trường học tập hiện đại, chuẩn quốc tế, hội tụ sinh viên khắp năm châu

Ngôi trường tại Pháp nơi mình trao đổi có rất nhiều khoa viện trực thuộc, cơ sở vật chất tiện nghi như: phòng tập, khu thể thao, lab, khuôn viên rộng lớn. Tất cả những điều kiện trên đã giúp cho sinh viên có thể theo đuổi các hoạt động học tập, giao lưu và chơi các môn thể thao mình thích. Các lớp thường khá ít người để đảm bảo giáo sư có khả năng kèm cặp các nhóm khi giải case hoặc thực hành. 

Một góc khuôn viên của Trường IGR – Nơi mình tham gia Trao đổi Sinh viên Quốc tế

Quyền lợi của sinh viên quốc tế chúng mình không khác gì so với sinh viên quốc tịch Pháp, từ chế độ an sinh xã hội đến y tế, bảo hiềm, trợ cấp nhà ở từ Chính phủ. Tại trường, mình được cung cấp email riêng, quyền truy cập thư viện, sử dụng các phòng chức năng như Co-working space, phòng máy tính mô phỏng các giả định về thị trường kinh tế… 

Thầy cô và bạn bè thân thiện, dễ mến, những tiết học đặc sắc khó quên

Tất cả các cán bộ, giảng viên tại Trường IGR đều là những người dễ mến và ghi dấu ấn với mình bằng những cách hết sức riêng biệt. Một người Thầy mà mình có nhiều kỷ niệm, muốn chia sẻ đến các bạn, đó là Giáo sư Jacques-François DIOUF - Giáo sư chuyên ngành Marketing. Thầy là một người giàu năng lượng và luôn biến hoá trong mỗi giờ giảng dạy của mình. Thầy áp dụng các phương pháp khác nhau trong giờ giảng và yêu cầu sinh viên phải tương tác. 

Trong một tiết học, thầy đã “trang bị” một khẩu súng đồ chơi rất to đến lớp. Lúc đầu các sinh viên đều tò mò và chưa hiểu rõ ý đồ của thầy, ngay sau đó, mỗi người đều được trải nghiệm bắn và bị bắn bởi khẩu súng này, ai nấy đều rất thích thú và sảng khoái. Từ đây, thầy đã giảng kỹ hơn về cách mà não bộ hoạt động, các cảm xúc khi mua hàng và chi tiết hơn về cách mà một người tiêu dùng ra quyết định trước sự lựa chọn. Một khối kiến thức chuyên môn “khó nhằn” là thế, nhưng giáo sư đã thực sự truyền tải thành công đến cho sinh viên. 

Những tiết học với chủ đề “độc lạ” như: “Chuyển giới” cho sản phẩm, định hướng cảm xúc bằng âm nhạc, hay marketing phim cho người khiếm thị,… Tất cả đã giúp cho chúng mình hiểu hơn từng công đoạn và chiến lược cần nắm rõ trước khi thực sự làm việc trong các doanh nghiệp.

PV: Những tiết học mà bạn được trải nghiệm thực sự rất ấn tượng đấy! Tôi chắc rằng bạn đã “bỏ túi” cho mình thật nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích khi theo học tại Trường Kinh doanh IGR?

(hì!) Mặc dù chỉ trong một kỳ trao đổi quốc tế nhưng bản thân mình đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích. Đầu tiên là vốn kiến thức về văn hoá, lịch sử, nghệ thuật của đất nước Pháp, quả thực “trăm nghe không bằng một thấy”, mặc dù đã tìm hiểu thông qua báo chí nhưng khi được trực tiếp trải nghiệm mới đúng là tuyệt vời. 

Tiếp theo, kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế là một tích lũy cực kỳ quý giá. Bởi lớp của mình là một lớp học “đa văn hóa”, các bạn đến từ nhiều quốc gia khác nhau như: Mỹ, Bỉ, Italy, Mexico, Iceland, Algeria, Nhật Bản,... Trong một lần, Giáo sư yêu cầu cả lớp làm việc nhóm và hoàn thành một số hạng mục về chủ đề phát triển đô thị. Nhóm mình có 6 thành viên, đến từ 6 quốc gia, đưa ra 6 cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề. Từ đây, mình nhận ra rằng, sinh viên cần phải biết lắng nghe ý kiến, trau dồi các kỹ năng để làm việc nhóm trong môi trường đa sắc tộc, cải thiện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tiếng Anh của bản thân.

PV: Ngoài học tập, các hoạt động ngoại khóa có lẽ rất đa dạng, sôi nổi và năng động?

Chuẩn luôn ạ! Tại Pháp, sinh viên quốc tế có rất nhiều lựa chọn để tham gia hoạt động ngoại khoá. Điều mình ấn tượng nhất là các bữa tiệc “đa văn hoá” do các bạn sinh viên quốc tế cùng nhau tổ chức. Mỗi bạn sẽ chuẩn bị một món ăn của địa phương để giới thiệu đến mọi người. Khi tham dự những bữa tiệc đó, mình đã quen được rất nhiều người bạn mới, hiểu biết thêm về văn hoá của từng đất nước. Thú vị nhất chính là mỗi một nước lại có quy tắc bàn ăn khác nhau, các bạn đã “truyền tai” nhau cách chúc ngon miệng bằng tiếng của nước mình, đi kèm là những câu chuyện về tình yêu, phong cách hẹn hò của từng nước…Sau bữa tiệc, tất cả sẽ cùng tham gia hoạt động gắn kết như chơi bowling, đi xem phim, hay trượt băng,…

Trong các hoạt động trên, mình đều cố gắng truyền tải các thông điệp, kể những câu chuyện hay về văn hoá Việt Nam, giới thiệu về UEB, và nhận được sự hào hứng, thích thú của các bạn. Mình hạnh phúc khi biết rằng những người đã đến Việt Nam vẫn có mong muốn được ghé thăm lại đất nước mình, còn những bạn chưa có cơ hội đều mong sẽ được một lần đặt chân đến dải đất hình chữ S.

Bật mí thêm một chút, trong suốt quá trình học tập, mình cũng cố gắng sắp xếp thời gian những lúc trống tiết để đi tham quan một số thành phố tại Pháp, cũng như du lịch đến một số nước châu Âu nằm trong khối Schengen.

PV: Wow! Vậy là hành trình khám phá “Kinh đô ánh sáng thế giới” và chuyến ngao du “lục địa già” của bạn đã bắt đầu từ đó…?

Vâng, mình đã đến một số thành phố như thủ đô Paris, Toulouse, Dinard, Colmar, Strasbourg,…Các thành phố đều có nét đẹp riêng, đô thị được quy hoạch gọn gàng và hệ thống phương tiện công cộng thuận lợi. Nhưng điểm chung của những thành phố này đều có khí hậu rất tuyệt vời.  Mình đã phải thốt lên vì sao thiên nhiên lại quá ưu ái đất nước Pháp đến vậy. Những vùng đồng bằng bát ngát ở trung tâm, những dãy núi tuyết miền Tây hùng vĩ…Mùa hè ấm áp, ngập tràn ánh nắng, mùa đông cũng không quá khắc nghiệt.

Khung cảnh Pháp vào mùa thu thơ mộng vô cùng

Con người ở mọi thành phố đều rất lịch sự và thân thiện, họ yêu cái đẹp và thích thưởng thức nghệ thuật. Mỗi thành phố, đều có những bảo tàng nghệ thuật, thường đông đúc vào cuối tuần – nơi để người dân thư giãn hay những cặp tình nhân đến chụp ảnh, hẹn hò. 

Ghé thăm Thuỵ Sĩ – “Trái tim” của Châu Âu

Có ai giống mình không? Khát khao đến Thụy Sĩ nhiều hơn từ sau khi xem bộ phim “Crash landing on you” (Hạ cánh nơi anh)? (Cười)

Rất may mắn cho bản thân mình, nhờ cơ hội trao đổi sinh viên quốc tế của UEB, mình có thể đặt chân đến đây. Thụy Sĩ chào đón mình vào một ngày tuyết rơi đầu mùa, vô cùng thơ mộng. Đối với mình, Thuỵ Sĩ, mùa nào cũng đẹp và mùa nào cũng mang một dấu ấn rất riêng. 

Bồ Đào Nha – Nơi thiên nhiên hậu ái, con người phóng khoáng

Nếu ai là “Fan” bóng đá của CR7 – Cristiano Ronaldo, chắc hẳn sẽ không thể không biết đến Bồ Đào Nha – Nơi thiên nhiên hậu ái, đồ ăn tuyệt vời và con người phóng khoáng. Đến Bồ Đào Nha đã giúp mình được biết thêm về nền văn hoá, lịch sử thú vị của đất nước đã từng là siêu cường ở thế kỷ 15-16. 

Khi đi “phượt” tại đây, mình được tiếp xúc nhiều người tới từ một số nước nói tiếng Bồ, hiểu hơn về một số tục lệ địa phương, cách người dân tự hào ra sao về đất nước, về quá khứ giàu có, huy hoàng.

Đức – Đất nước của những tòa lâu đài

Đất nước của những tòa lâu đài, với nền công nghiệp hiện đại, tác phong chuyên nghiệp và những thành phố phát triển bậc nhất Châu Âu – Không nơi nào khác, chính là Đức. 

Tuấn Minh thăm quan các địa danh nổi tiếng trong chuyến đi khám phá “lục địa già”

Nhưng trong lần này, thay vì ghé thăm thủ đô sầm uất, mình quyết định tìm kiếm một góc nhìn khác hơn, khi đi về một miền quê ở phía bắc nước Đức - Nơi thực sự thanh bình, có rất nhiều cây cối, hồ nước và trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt, ăn uống như một người dân bản xứ. 

Tây Ban Nha – Quê hương của vũ điệu Flamenco bốc lửa

Một quốc gia mệnh danh là “đất nước mặt trời không bao giờ lặn” (chủ yếu được dùng vào thế kỷ 16,17), với Lễ hội đấu bò tót lừng danh hay vũ điệu Flamenco bốc lửa, quê hương của Tây ban cầm (đàn ghi-ta) rung động triệu trái tim… - đó chính là Tây Ban Nha. 

Trên chuyến xe buýt xuyên châu Âu, mình có dịp dừng lại Tây Ban Nha khoảng 7 tiếng. Mặc dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng mình đã có dịp đến thăm thú các nhà thờ và các bảo tàng về văn hoá của Tây Ban Nha, nhận được sự đón tiếp nồng hậu từ người dân địa phương.

03. Cơ hội sẽ không còn “hiếm có khó tìm”

… Nếu bạn là UEBer!

“Trong 20 năm tới, bạn sẽ thất vọng vì những gì mình đã không làm hơn là những điều đã làm. Vậy nên hãy tháo bỏ mỏ neo và dong thuyền khỏi bờ bến an toàn. Hãy để những cánh buồm đón gió. Hãy kiếm tìm, mơ mộng và khám phá.” (Mark Twain)

Đúng vậy!

Đối với Tuấn Minh, tham gia trao đổi quốc tế còn là cơ hội để hiểu hơn về chính bản thân. Biết mình đã đi được bao xa trong quãng thời gian sinh viên, biết mình đang ở đâu so với bình diện thế giới. Quan trọng nhất là, khi đã hiểu bản thân mình, mình trở nên tự tin hơn và xác định rõ hơn chặng đường đi sắp tới!

PV: Bạn sẽ tiếp tục “xách balo lên và đi” chứ, Tuấn Minh?

Tất nhiên rồi, mình sẽ tiếp tục vạch ra những kế hoạch cho bản thân để phấn đấu và không chần chừ “xách balo lên và đi” ngay khi có cơ hội và điều kiện!

Cảm ơn Tuấn Minh! Chúc bạn sẽ tiếp tục “Đi” với hành trình chở đầy khát vọng và đam mê của chính mình!

UEB vẫn luôn ở đây, chào đón bạn và luôn là bệ phóng chắp cánh ước mơ 

cho các sinh viên của mình vươn ra biển lớn!


Ngọc Thúy - UEB Media


Các tin khác